Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương IV: Ấn Độ Thời Phong Kiến

Chương IV: Ấn Độ Thời Phong Kiến

Chương IV: Ấn Độ Thời Phong Kiến

Lý thuyết Bài tập

Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ?

Những yếu tố văn hoá truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?

Trình bày những chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó.

Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ.

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma-ga-đa diễn ra như thế nào?

Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

Sự phát triển văn hóa thời Gup-ta đưa đến điều gì?

Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li?

Những nét chính về Vương triều Mô-gôn?

1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại là

A. sông Ấn, sông Gôđavari.  

B. sông Ấn, sông Hằng.

C. Hoàng Hà, Trường Giang.

D. sông Tigơrơ và Ơphơrát.

2. Quê hương, nơi sinh trưởng của văn hoá truyền thống và văn minh Ấn Độ là lưu vực

A. sông Ấn.                  C. sông Gôđavari

B. sông Hằng.              D. Tất cả đều đúng

3. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là

A. Vương triều Asôca. 

B. Vương triều Gúpta.

C. Vương triều Hácsa.

D. Vương triều Hậu Gúpta.

4. Thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ là

A. thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III).

B. thời kì Vương triều Gúpta (319 - 606).

C. thời kỉ Vương triều Hácsa (606 - 647).

D. thời kì Gúpta và Hácsa (từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII).

5. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN                 C. Thế kỉ VI

B. Thế kỉ IV                        D. Thế kỉ VII

6. Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ vào thời 

A. vua Bimbisara.          C. vua Gúpta

B. vua Asôca.                D. vua Hácsa.

7. Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn xuất hiện cùng với đạo Phật - được hình thành trên cơ sở

A. giáo lí của đạo Phật.

B. những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.

C. giáo lí của đạo Hồi.

D. gồm tất cả các cơ sở trên.

8. Đạo Hinđu thờ

A. các nhân thần.

B. lực lượng siêu nhiên.

C. vật tổ.

D. Tất cả các đối tượng trên.

9. Ở Ấn Độ, thời kì có những công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị xuyên suốt thời gian lịch sử loài người là

A. thời Magađa.             C. thời Hácsa.

B. thời Gúpta.                D. thời Asôca.

10. Khu vực chịu ảnh hưởng của Ấn Độ nhiều nhất là

A. khu vực Bắc Á.

B. khu vực Tây Á.

C. khu vực Đông Nam Á.

D. khu vực Trung Á.

11. Tộc người ở nước ta đã sử dụng chữ Phạn của Ấn Độ là

A. người Khơme.

B. người Kinh.

C. người Chăm.

D. các dân tộc ở Tây Nguyên.

12. Chữ viết của một tộc người khác ở nước ta cũng có nguồn gốc từ chữ Phạn là

A. dân tộc Khơme.

B. dân tộc Nùng.

C. dân tộc Mường.

D. dân tộc Tày.

13. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật của văn hoá Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là:

A. Một đất nước, một thời kì lại sản sinh ra hai tôn giáo thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo).

B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rỡ.

C. Diễn ra sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ giữa văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây.

D. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo.

 

Tại sao nói: Thời kì Gúpta và Hácsa (319 - 647) là thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ?

Thế nào là văn hoá truyền thống Ấn Độ?

Hãy liên hệ và cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam như thế nào?

1. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là 

A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.

B. người dân Ấn Độ phần lớn theo đạo Hồi.

C. trình độ kinh tế - quân sự của Ấn Độ kém phát triển.

D. địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.

2. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi người Hồi giáo gốc

A. Thổ.                      B. Mông Cổ.   

C. Trung Á.               D. Lưỡng Hà.

3. Ý không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ là 

A. khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

B. truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu.

C. tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội

D. cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước.

4. Vương triều Hồi giáo Đêli tồn tại trong khoảng thời gian

A. hơn 100 năm.            C. hơn 300 năm.

B. hơn 200 năm.            D. hơn 400 năm.

5. Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới thời Vương triều Hồi giáo Đêli là gì?

A. Là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của nước Ấn Độ, của người Ấn Độ.

B. Diễn ra sự giao lưu văn hoá Đông (văn hoá Ấn Độ) - Tây (văn hoá Arập Hồi giáo).

C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á.

D. Diễn ra sự giao lưu giữa văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.

6. Người thiết lập Vương triều Môgôn ở Ấn Độ là

A. Timua Leng.                   C. Babua.

B. Acơba.                           D. Giahanghia.

7. Vương triều Môgôn là của

A. người gốc Thổ theo Hồi giáo.       

B. người Hồi giáo gốc Mông Cổ.       

C. người Hồi giáo gốc Trung Á

D. người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà

8. Điểm khác của Vương triều Môgôn so với Vương triều Hồi giáo Đêli là gì?

A. Là vương triều ngoại tộc.

B. Là vương triều theo Hồi giáo.

C. Được xây dựng và củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá".

D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ.

9. Ý nào sau đây giải thích đúng nhất lí do Acơba - vị vua thứ tư của Vương triều Môgôn - được nhân dân Ấn Độ tôn là "Đấng chí tôn"?

A. Thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.

B. Thực hiện hoà hợp dân tộc, hoà hợp tôn giáo.

C. Rất quan tâm phát triển kinh tế.

D. Có những chính sách khuyến khích phát triển văn hoá, nghệ thuật.

Hãy ghép nội dung lịch sử ở cột bên phải với mốc thời gian ở cột bên trái sao cho phù hợp.

Hãy hoàn thiện sơ đồ sau đây để thấy được các giai đoạn phát triển của Ấn Độ thời cổ, trung đại.

Hãy so sánh hai vương triều: Hồi giáo Đêli và Hồi giáo Môgôn trong lịch sử Ấn Độ.

Tại sao nói: Giai đoạn trị vì của Acơba là đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ?

Sự đa dạng của văn hoá Ấn Độ thời trung đại thể hiện như thế nào?

Copyright © 2021 HOCTAP247