Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương VI: Tây Âu Thời Trung Đại

Chương VI: Tây Âu Thời Trung Đại

Chương VI: Tây Âu Thời Trung Đại

Lý thuyết Bài tập

Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào?

Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu.

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?

Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hoá Phục hưng.

Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo.

Ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

Nêu những điểm nổi bật trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại).

Vẽ biểu đồ thời gian chỉ sự phát triển kinh tế của xã hội loài người (đến thời trung đại).

Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?

Hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?

Hãy chỉ trên lược đồ những cuộc phát kiến lớn về địa lí?

Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu là gì?

Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Hãy trình bày những nét chính của Chiến tranh nông dân Đức?

1. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì

A. cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc.

B. hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp, dẫn đến một cuộc cải cách lớn làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới.

C. một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.

D. đế quốc Ba Tư hùng mạnh tấn công xâm chiếm Rôma.

2. Đế quốc Rôma bị diệt vong vào thời gian nào?

A. Năm 467.

B. Năm 476.

C. Những năm cuối cùng của thế kỉ V.

D. Đầu thế kỉ VI.

3. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. chế độ nô lệ.

B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.

C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

D. cuộc đấu tranh của các nô lệ.

4. Vương quốc nào sau đây không phải do người Giécman lập nên?

A. Vương quốc Phrăng. 

B. Vương quốc Ăngglô Xăcxông.

C. Vương quốc Tây Gốt.   

D. Vương quốc của người Xlavơ.

5. Vương quốc Phơrăng là tiền thân của các quốc gia nào ngày nay?

A. Anh, Pháp, Đức. 

B. Pháp, Đức, Italia.

C. Pháp, Hi Lạp, Italia.      

D. Pháp, Đức, Ba Lan.

6. Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là

A. những chủ nô Rôma theo người Giécman chiếm thêm nhiều ruộng đất.

B. tầng lớp tăng lữ nhân lúc xã hội rối ren, chiếm thêm nhiều ruộng đất.

C. những người bình dân giàu có bỏ tiền ra mua ruộng đất.

D. các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Kitô được phong ruộng đất.

7. Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là

A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.

B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.

C. các tù binh chiến tranh.

D. những người Giécman không có chức vị gì trong xã hội.

8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. trang trại của các quý tộc.

B. xưởng thủ công của lãnh chúa.

C. thành thị.

D. lãnh địa.

9. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.

B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.

C. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.

D. xác lập quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

10. Ý nào không phải là đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

A. Là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

B. Trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ,... và làng xóm của nông nô.

C. Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

D. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ.

11. Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là

A. nông dân.

B. nông nô.

C. thợ thủ công. 

D. nô lệ.

12. So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ

A. được tự do trong quá trình sản xuất.

B. có gia đình riêng.

C. có chút tài sản riêng như túp lều để ở, nông cụ, gia súc

D. được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.

13. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là 

A. việc sản xuất trong lảnh địa đã có những tiến bộ đáng kể như: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.

B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.

C. lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. người ta chỉ mua sắt và muối ở bên ngoài lãnh địa.

14. Ý nào không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.

C. Thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.

D. Vua chỉ là vị tổng tư lệnh tối cao về quân sự.

15. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

B. những công trường thủ công.

C. những đô thị chuyên làm nghề buôn bán.

D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh địa nhỏ.

16. Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong

A. nông nghiệp. 

B. thủ công nghiệp.

C. lãnh địa.

D. thương nghiệp.

17. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

B. tập hợp lực lượng chống lại lãnh chúa.

C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.

D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.

18. Thành thị Tây Âu chủ yếu được hình thành tại

A. những nơi đông dân cư.

B. những nơi có đông người qua lại.

C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.

D. những nơi trước kia đã từng là thành thị cổ đại.

19. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là

A. thợ thủ công, thương nhân. 

B. thợ thủ công, nông dân.

C. lãnh chúa, quý tộc.     

D. lãnh chúa, thợ thủ công.

20. Phường hội là tổ chức của

A. thợ thủ công. 

B. thương nhân.

C. nông dân tự do.

D. lãnh chúa.

21. Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A. giữ độc quyền trong sản xuất.

B. bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề

C. đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa

D. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội

22. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là 

A. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. thúc đẩy nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển

C. mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.

D. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước ý sai.

☐ Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

☐ Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

☐ Kitô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

☐ Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyền ở Tây Âu.

☐ Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đầu là nhà vua.

☐ Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

☐ Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

☐ Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

☐ Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.   

☐ Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...

Quá trình phong kiến hoá là gì? Quá trình phong kiến hoá diễn ra như thế nào ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại?

Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có đặc điểm như thế nào? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền ở các quốc gia trong khu vực?

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thành thị trung đại. Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu thời kì này?

1. Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là 

A. sự bùng nổ vế dân số đặt ra yêu cầu cấp thiết tìm ra những vùng đất mới.

B. sự phát triển của nền sản xuất đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường, nguồn hương liệu và vàng bạc.

C. thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

D. con đường giao lưu buôn bán từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Arập độc chiếm.

2. Tiền đề quan trọng nhất để thực hiện được các cuộc phát kiến địa lí là

A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.

B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người.

C. khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, phát triển.

D. thương nhân châu Âu có nhiều kinh nghiệm hành trình sang phương Đông

3. Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là

A. Anh, Hà Lan.                       

B. Hi Lạp, Italia. 

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha, Anh.

4. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền  sản xuất.

B. đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, dân tộc mới.

C. mở mang nhận thức khoa học của con người.

D. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

5. Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là

A. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.

B. bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen.

C. rất nhiều người đã phải bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí.

D. gồm tất cả các ý trên

6. Tầng lớp quý tộc, thương nhân ở châu Âu đã tích luỹ số vốn ban đầu bằng nhiều cách, ngoại trừ

A. dùng bạo lực, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công.

B. cướp bóc thực dân đối với các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

C. đầu tư vốn vào các thuộc địa để thu lợi nhuận.

D. bóc lột sức lao động của người lao động trong nước.

7. Hình thức tổ chức sản xuất không phải xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. công trường thủ công.                           

C. công ti thương mại.

B. đồn điền, trang trại.

D. phường hội

8. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế.

B. thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật.

C. nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế.

D. nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương.

9. Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. quan hệ bóc lột của chủ đất đối với nông nô.

B. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với thợ thủ công.

C. quan hệ "phong quân và bồi thần"

D. quan hệ chủ và thợ, chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp.

10. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa và vô sản.  

B. tư sản và nông dân.  

C. chủ nô và nô lệ.

D. tư sản và vô sản.

11. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức như 

A. không nộp thuế cho nhà vua.

B. tổ chức đấu tranh chống vua chúa phong kiến.

C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá

D. làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến

12. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 

1. Giai cấp vô sản

 

2. Giai cấp tư sản

a) chủ xưởng

b) nông dân bị mất đất

c) chủ đất

d) thợ thủ công bị phá sản

e) thương nhân

A. 1-b, d; 2-a, c, e.

B. 1-b, c; 2-a, d, e.

C. 1-a, b; 2-c, d, e.

D. 1-d, e; 2-a, b, c.

13. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Hi Lạp.                      C. Anh.

B. Italia.                         D. Pháp.

14. Các nhà văn hóa Phục hưng tiêu biểu là

A. Rabơle, Đêcáctơ, Lêôna đơ Vanhxi, Sếchxpia.

B. Hômme, Talét, Pitago, Ơcolit.

C. Viếcghin, Lucrexơ, Bandắc, Vichto Huygô.

D. gồm tất cả các nhân vật trên.

 

 

Hãy nối tên nhân vật ở ô bên trái với nội dung ở ô bên phải cho phù hợp.

Hãy tóm tắt về các cuộc phát kiến địa lí chính diễn ra hồi cuối thế kỉ XV theo bảng sau.

Hãy nêu nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

Em hiểu thế nào là tích luỹ tư bản nguyên thuỷ? Các biện pháp cơ bản để tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là gì?

Văn hóa Phục hưng là gì? Nêu nguyên nhân xuất hiện và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.

1. Đặc điểm nào không phải là của Người tối cổ?

A. Chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

B. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, hai tay được giải phóng để sử dụng công cụ.

C. Hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ, đã hình hành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã hình thành ba chủng tộc lớn trên thế giới.

2. Biết dùng lửa và tạo ra lửa đầu tiên là

A. vượn cổ.          

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.   

D. Người tinh khôn ở phương Tây.

3. Vượn chuyển biến được thành người là nhờ quá trình

A. tìm kiếm thức ăn.

B. tạo ra lửa.

C. chế tạo ra cung tên.

D. lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động.

4. Di cốt của Người tinh khôn được tìm thấy ở

A. châu Á. 

B. châu Âu. 

C. châu Phi.

D. tất cả các châu lục.

5. Thành tựu nào sau đây mà con người đạt được trước khi bước vào thời đá mới (khoảng 1 vạn năm trước đây)?

A. Chế tạo cung tên       

B. Cư trú "nhà cửa"

C. Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm     

D. Biết trồng trọt và chăn nuôi

6. Con người có cuộc sống tinh thần phong phú, biết thưởng thức nghệ thuật từ thời kì

A. vượn cổ.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn. 

D. đá mới.

7. Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thuỷ là

A. cùng nhau tìm kiếm thức ăn.

B. hợp tác lao động                

C. sự công bằng, bình đẳng.

D. những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra.

8. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là

A. một số người có chức phận trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của chi dùng cho công việc chung làm của riêng.

B. sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc.

C. sự xuất hiện công cụ bằng kim loại.

D. sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.

9. Xã hội có giai cấp xuất hiện sớm nhất ở

A. châu Á, châu Phi.

B. châu Âu.          

C. châu Mĩ.

D. châu Úc.

10. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở

A. Ai Cập, Lưỡng Hà.

B. Ấn Độ, Trung Quốc.

C. Hi Lạp, Rôma.

D. Nhật Bản, Việt Nam.

11. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. chăn nuôi.

12. Hai giai tầng chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. quý tộc, nô lệ.

B. quý tộc, địa chủ.

C. quý tộc, nông dân công xã.

D. quý tộc, thợ thủ công.

13. Tầng lớp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. quý tộc.

B. nông dân công xã.

C. nô lệ.

D. thợ thủ công.

14. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. nhà nước quân chủ chuyên chế.    

B. nhà nước chiếm hữu nô lệ.

C. nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.           

D. nhà nước dân chủ chủ nô.

15. Nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. nông nghiệp 

B. nông nghiệp, thủ công nghiệp

C. thủ công nghiệp, thương nghiệp.     

D. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

16. Giai cấp chính trong xã hội phương Tây cổ đại là

A. chủ xưởng, chủ ruộng đất.

B. chủ nô, dân tự do.

C. chủ nô, nô lệ.

D. dân tự do, nô lệ.

17. Giai cấp đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất xã hội ở phương Tây cổ đại là

A. chủ nô. 

B. nô lệ. 

C. dân tự do.

D. kiều dân.

18. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là

A. quý tộc, địa chủ. 

B. quý tộc, nông dân công xã.

C. địa chủ, nông dân lĩnh canh. 

D. địa chủ, nông dân tự canh.

19. Phương thức bóc lột chủ yếu dưới chế độ phong kiến là

A. bóc lột thông qua địa tô. 

B. bóc lột thông qua tô hiện vật.

C. bóc lột thông qua tô lao dịch.      

D. bóc lột thông qua tô tiền

20. Ý nào không phản ánh đặc điểm chung nổi bật của các quốc gia phong kiến phương Đông là

A. chế độ phong kiến hình thành sớm.

B. phát triển qua hai gia đoạn: phân quyền và tập quyền.

C. rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVIII - XIX.

D. cuối cùng hầu hết các nước bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

21. Hình thức đấu tranh buổi đầu của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến là

A. đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế.

B. đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị.

C. đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

D. đấu tranh nhằm tiến tới một cuộc cách mạng để thủ tiêu chế độ phong kiến.

 

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước ý sai.

☐ Lịch sử loài người bắt đầu từ khi Người tinh khôn xuất hiện

☐ Con người xuất hiện cách đây khoảng 1 triệu năm.

☐ Tổ chức đầu tiên của loài người là "bầy người nguyên thuỷ".

☐ Vua là người có quyền lực tối cao ở tất cả các quốc gia thời cổ đại.

☐ Nền dân chủ cổ đại là nền dân chủ nhân dân.

☐ Chế độ phong kiến được hình thành sớm nhất ở Rôma cổ đại.

☐ Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

☐ Một trong những kì quan của thế giới là Vạn lí trường thành ở Trung Quốc      

☐ Ấn Độ là quê hương của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

☐ Đông Nam Á là một trong những cái nôi xuất hiện loài người.

☐ Tây Âu thời trung đại được coi là "đêm trường trung cổ".

Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.

Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội phong kiến phương Đông và Tây Âu.

Copyright © 2021 HOCTAP247