Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

Lý thuyết Bài tập

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật các thế kỉ XVI - XVIII, nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó.

Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ.

Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc.

Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến : Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

Vẽ sơ đồ về tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài, Đàng Trong và so sánh, nhận xét.

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.

Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.

Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?

Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh?

Em có nhận định gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?

Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?

Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này.

Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời.

Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay.

Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.

Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII - XVIII.

Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm - Xoài Mút?

Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.

Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh.

Vương triều Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó.

Em cho biết lúc bấy giờ nước ta có những tôn giáo nào?

Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam là gì?

Ở các thế kỉ XVII - XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta?

Văn học Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII có gì mới? Điểm mới đó nói lên điều gì?

Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết.

Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII

Hãy nêu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1.  Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê đã

A. không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ.

B. chăm lo củng cố và xây dựng đất nước.

C. rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.

D. quan tâm xây dựng và phát triển nến kinh tế toàn diện.

2. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện

A. Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.

B. Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.

C. thế lực phong kiến họ Mạc hợp quân chống lại vua Lê và giành được quyền lực vào năm 1527

D. năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.

3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do

A. mâu thuẫn Lê – Trịnh. C. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.

B. mâu thuẫn Lê – Mạc.   D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.

4. Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết quả

A. nhà Lê thất bại.

B. nhà Mạc bị lật đổ.

C. nhà Mạc giành và nắm chính quyền trong cả nước.

D. không phân chia thắng bại.

5. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong những năm

A. 1627- 1662.      C. 1627- 1667

B. 1627- 1672.      D. 1627- 1628

6. Kết cục của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là

A. không phân chia thắng bại.

B. hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.

C. đất nước chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. tất cả các ý trên đều đúng.

7. Thực chất, quyền lực ở Đàng Ngoài thuộc về

A. vua Lê.             C. nhà Mạc.

B. chúa Trịnh.       D. vua Lê – chúa Trịnh.

8. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài gần hai thế kỉ chứng tỏ

A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.

B.  chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền bị phá vờ.

C. sự thoái hoá của giai cấp thống trị sau khi nạn ngoại xâm đã bị đánh bại và quốc gia thống nhất được củng cố.

D. báo hiệu cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□ Cuối thời Lê sơ, cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sau đó là cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến sự chia cát đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

□ Năm 1527, sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạcể

□ Sau khi thành lập, nhà Mạc đã xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình mới.

□ Trong những năm 1627 – 1672, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

□ Nhà nước Lê – Trịnh duy trì chính sách tuyển chọn quan lại như thời Lê sơ.

□ Dưới thời Lê – Trịnh, Bộ Quốc triều hình luật có từ thời Hổng Đức tiếp tục được sử dụng

Hãy điền sự kiện lịch sử dân tộc cho phù hợp Với mốc thời gian trong bảng sau.

Hãy thử đánh giá vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc.

Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến : Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn và hậu quả của nó.

Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và so sánh, nhận xét.

Tổ chức chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn có điểm gì khác so với chính quyền Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh?

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Trong các thế kỉ XV – XVI, nền kinh tế nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng sa sút vì

A. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

B. Nhà nước không quan tâm đến sản suất như trước.

C. Chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

2. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nến kinh tế nông nghiệp nước ta dần dẩn ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII?

A. Nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.

B. Nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập.

C. Ngoài các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo được nhiều loạ giống lúa mới.

D. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.

3. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Làm giấy.         C. Làm đường trắng.

B. Dệt vải.            D. Đúc đồng.

4. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này là

A. Một số nghề thủ công mới xuất hiện.

B. Số làng nghé thủ công tăng lên ngày càng nhiều.

C. Một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

D. Tất cả các ý trên.

5. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII?

A. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông

B. Thương nhân nước ngoài đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.

C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.

D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.

6. Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI – XVII vì

A. Nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.

B. Nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất, buôn bán.

C. Chủ truơng mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

D. Nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

7. Địa danh không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII:

A. Thăng Long.     C. Vân Đồn.

B. Phố Hiến.         D. Thanh Hà

8. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII – XVIII là

A. Thanh Hà.        C. Quy Nhơn.

B. Hội An.            D. Gia Định.

9. Phần lớn các đô thị ở nước ta suy tàn vào

A. Thế kỉ XVII.                C. Cuối thế kỉ XVIII.

B. Đầu thế kỉ XVIII.        D. Đầu thế kỉ XIX.

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.                                                                                                                                                                                   

□  Từ cuối thế kỉ XV đến đẩu thế kỉ XVI, Nhà nước luôn quan tâm phát triển sản xuất, chăm lo công tác thuỷ lợi, nên sản xuất nông nghiệp có bước phát triển.

□ Từ nửa sau thế kỉ XVII, nhờ những biện pháp khuyến khích của Nhà nước, diện tích ruộng đất trong cả nước tăng lên nhanh chóng.

□ Từ các thế kỉ XVI – XVII, nội thương phát triển rầm rộ, còn ngoại thương bị kìm hãm do chính sách đóng cửa của Nhà nước.

□ Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu do chính quyền phong kiến thu thuế quá cao đối với hàng hoá của các thương nhân nước ngoài.

□ Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong hồi thế kỉ XVII – XVIII.

□ Thanh Hà là đô thị do các thương nhân Nhật Bản lập nên với sự đồng ý của chúa Nguyễn.

□ Đầu thế kỉ XIX, tất cả các đô thị ở nước ta đã bị suy tàn.  

Hoàn thành bảng sau về tình hình phát triển kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII

Phân tích tác dụng của việc phát triển buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVII

Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

Hãy nêu nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII – XVIII

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

2. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào

A. năm 1771.        C. năm 1789.

B. năm 1775.        D. năm 1791.

3. Phong trào Tây Sơn mang tính chất

A. kháng chiến chống ngoại xâm.       C. chiến tranh giải phóng dân tộc.

B. khởi nghĩa nông dân.                     D. nội chiến.

4. Trận thắng quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi là

A. Bạch Đằng.                         C. Rạch Gầm – Xoài Mút.

B. Chi Lăng – Xương Giang.     D. Ngọc Hổi – Đống Đa.

5. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi vào

A. năm 1771.        C. năm 1789.

B. năm 1785.        D. năm 1791.

6. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là

A. Nguyễn Nhạc.

B. Nguyễn Lữ.

C. Nguyễn Huệ

D. ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

7. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quần Thanh là ở

A. sông Như Nguyệt.                C. Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chi Lăng – Xương Giang.      D. sông Bạch Đằng.

Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước.

1. Từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong bước vào giai đoạn…………….Nhà nuớc không quan tâm đến    …….. nhân dân gây cản trở cho………………..dân tộc.

2. Đất nước …………….hai miền, địa chủ lấn chiếm…………của nông dân,

thiên tai, đói kém…………..Do đó………….. trở nên sâu sắc.

3. Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do………… lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã……………phần đất tù Quảng Nam trở vào.

4. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ

được toàn bộ…………….. Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ………… và làm chủ toàn bộ đất nước.

Hãy đánh giá đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?

Hãy rút ra đặc điểm và phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789).

Bộ máy nhà nước dưới thời vua Quang Trung được tổ chức như thế nào?

Vương triều Quang Trung đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế ? Trong lĩnh vực văn hoá – giáo dục, Nhà nước đã thực hiện những chính sách và biện pháp như thế nào?

Nguyễn Huệ (Quang Trung) có vai trò như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh?

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?

A. Nho giáo.                   C. Phật giáo

B. Đạo giáo.                    D. Thiên Chúa giáo.

2. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành khôi phục Phật giáo và Đạo giáo bằng cách

A. xây dựng thêm nhiều chùa quán.

B. các ngôi chùa lớn được quan tâm xây dựng, sửa sang.

D. nhân dân, quan chức đóng góp xây dựng, sửa sang chùa.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

3. Đạo Thiên Chúa được truyền  bá vào nước ta thông qua

A. thương nhân phương Tây.

B. giáo sĩ phương Tây.

C. thương nhân Trung Quốc.

D. giáo sĩ Nhật Bản.

4. Lúc đầu, chữ Quốc ngữ ra đời do nhu cầu

A. truyền đạo.

B. viết văn tự.

C. sáng tác văn học.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

5. Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII chủ ỵếu là

A. các môn khoa học tự nhiên.

B.  kinh, sử.

C. giáo lí Nho giáo.

D. giáo lí Phật giáo

6. Chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử từ

A. triều Mạc.

B. triều Lê – Trịnh.

C. triều Nguyễn.

D. triều Tây Sơn.

7. Tình hình văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII là

A. văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí quan trọng.

B. bên cạnh dòng văn học cung đình, đã xuất hiện thêm dòng văn học dân gian.

C. nội dung văn học thời kì này tập trung ca ngợi chế độ phong kiến.

D. trào lưu văn học dân gian phát triển khá rầm rộ, với nhiều thể loại phong phú.

8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta thời kì này?

A. Bên cạnh những bộ sử của Nhà nước, xuất hiện nhiếu bộ sử của tư nhân.

B. Xuất hiện nhiều công trình vế địa lí, quân sự, y dược, nông học, văn hoá…

C. Khoa học tự nhiên, kĩ thuật được quan tâm đầu tư phát triển

D. Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây du nhập vào nước ta.

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ s vào ô □ trước ý sai.

□ Trong các thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước.

□  Từ thế kỉ XV, đạo Thiên Chúa đã được nhiều giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài truyền bá vào Việt Nam.

□ Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh được sáng tạo và sử dụng ở nước ta từ thế kỉ XVII

□ Khi mới được hình thành, chữ Quốc ngữ chỉ được dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo.

□ Dưới thời vua Quang Trung, nội dung thi cử chủ yếu là các môn khoa học tự nhiênế

□ Văn học thế kỉ XVI – XVIII phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân muốn thoát khỏi lễ giáo của chế độ phong kiến.

□ Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế), Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được xây dựng từ các thế kỉ XVI – XVIII.

Điền nội dung lịch sử thích hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau

1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các…………. người dân Việt Nam đã tạo nên một……..trên cở sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền.

2. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung lo chấn chỉnh lại…………Cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra…………… để học sinh học, đưa……..vào nội dung thi cử.

3. Trong các thế kỉ XVI – XVII, trong lúc văn học chính thống có phần ……. thì trong nhân dân một trào lưu văn học dân gian khá…………rầm rộ.

Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về các thành tựu khoa học ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nêu nhận xét.

Trình bày những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII.

Trình bày những nét chính về giáo dục của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Nền văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII có những đặc điểm nổi bật nào?

Copyright © 2021 HOCTAP247