Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Lớp 9 SGK Cũ Chương II: Các Nước Á, Phi, Mĩ La - Tinh Từ Năm 1945 Đến Nay

Chương II: Các Nước Á, Phi, Mĩ La - Tinh Từ Năm 1945 Đến Nay

Chương II: Các Nước Á, Phi, Mĩ La - Tinh Từ Năm 1945 Đến Nay

Lý thuyết Bài tập

Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.

Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI.

Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô từng nước trong khu vực này.

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945.

Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập đã nêu trong bài.

Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao.

Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a và Cộng hòa Nam Phi.

Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.

Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) của nhân dân Trung Quốc.

Hãy nêu hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này.

Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.

Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?

Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này.

Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào dân tộc dân chủ đã giành thắng lợi đầu tiên ở các nước

A. Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào 

B. Đông Bắc Á như Trung Quốc 

C. Nam Á như Ấn Độ 

D. Bắc Phi như Ai Cập, An-giê-ri 

Ngày 1-1-1959, một cuộc cách mạng đã dành thắng lợi, lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đó là

A. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam 

B. Cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba

C. Cuộc cách mạng ở Lào 

D. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc 

Năm 1960 được gọi là "Năm Châu Phi" với 

A. 15 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập 

B. 17 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập

C. 19 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập 

D. 21 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập 

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân bị sụp đổ cơ bản vào thời gian 

A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX

B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX

C. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX

D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX

Từ những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là 

A. Chủ nghĩa thực dân cũ 

B. Chế độ phân biệt chủng tộc 

C. Chủ nghĩa thực dân mới

D. Chế độ bảo hộ 

Sự kiện quan trọng đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn hệ thống chế độ phân biệt chủng tộc, sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đến quốc là 

A. Sự thành lập chính quyền của người da đen ở Rô-đê-di-a năm 1980

B. Sự thành lập chính quyền của người da đen ở Tây Nam Phi năm 1990

C. Chế độ quân Phiệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ở Công Hoà Nam Phi năm 1993.

D. Tất cả các ý trên 

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau 

1. ☐ Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á lật đổ ách thống trị của Phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng.

2. ☐ Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh trong những năm 1946-1950, dẫn đến sự thành lập nước Cộng Hoà Ấn Độ năm 1950.

3. ☐ Ngày 1-1-1959, nhân dân Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Hô-xê Mác-ti đã làm cuộc cách mạng thành công, lật đổ chế độ độc thân Mĩ.

4. ☐ Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi chủ yếu là nhằm lập đổ ách thống trị của thực dân Anh.

5. ☐ năm 1993, hình thái cuối cùng của chủ nghĩa thực dân đã bị xoá bỏ ở Cộng Hoà Nam Phi.

Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển qua các giai đoạn như thế nào ?

- Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

- Từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân, ngoại trừ

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Ấn Độ

D. Triều Tiên

Phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập trong thời gian

A. Chiến tranh thế giới thứ hai

B. Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai

C. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX

D. Những năm 50 của thế kỉ XX

Nước duy nhất ở Châu Á được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới (G7) là

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Xin-ga-po

Các nước ở Châu Á được coi là "con rồng" kinh tế - nước công nghiệp mới (NICs) là

A. Hàn Quốc, Trung Quốc

B. Đài Loan, Hông Công

C. Hàn Quốc, Xin-ga-po

D. Trung Quốc, Ấn Độ

Đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1959 là

A. Trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào

B. Hoà bình, hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc

C. Hoà bình, không liên kết

D. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và Mĩ

Trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc ở Trung Quốc là

A. Xây dựng kinh tế, thực hiện cải cách - mở cửa

B. Cải tổ về chính trị - tư tưởng

C. Xây dựng kinh tế - cải tổ về chính trị

D. Xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng đặc sắc Trung Quốc

Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới về

A. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

B. Tổng giá trị xuất khâu

C. Giá trị công nghiệp và dịch vụ

D. Sản lượng nông nghiệp

Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những phần lãnh thổ của mình bị nước ngoài chiếm đóng là

A. Đài Loan, Hồng Công

B. Đài Loan, Ma Cao

C. Hông Công, Ma Cao, Đài Loan

D. Hồng Công, Ma Cao

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau 

1. ☐ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Á là khu vực ít chịu ảnh hưởng của tình trạng “ chiến tranh lạnh “ giữa hai cực, hai siêu cường Xô- Mĩ

2. ☐ Trước sự  tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của một số nước Châu Á nhiều thập niên cuối thế kỉ XX, nhiều người dự đoán rằng “ thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ cảu Châu Á”

3. ☐ Với thắng lợi của Cách Mạng Trung Quốc, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa được thành lập đã làm cho hệ thống XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.

4. ☐ Trung Quốc bắt tay vào việc xây dựng XHCN trong điều kiện khó khăn vì chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ, không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài

5. ☐ Đến nay, Trung Quốc đã thu hồi được toàn bộ cộ phần lãnh thổ của mình, đó là : Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan.

Nối cột I và cột II sao cho phù hợp?

Cột I:

1. Ngày 1-10-1949

2. Từ năm 1950 đến năm 1953

3. Từ năm 1953 đến năm 1957

4. Từ năm 1959 đến năm 1978

5. Từ năm 1978 đến nay

Cột II:

A. Trung Quốc thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế, cải cách rượng đât, cải tạo công, thương nghiệp tư bản dư doanh, phát triểu kinh tế, văn hóa.

B. Trung Quốc trong thời kỳ biến động do thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" và "Đại cách mạng văn hóa vô sản".

C. Cuộc cách mạng dân tốc, dân chủ ở Trung Quốc giành thắng lợi, nước CHND Trung Hoa thành lập.

D. Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

E. Trung Quốc thực hiện công cuộc cách mạng, mở cửa.

 Trình bày những thành tựu và thách thức của Châu Á sau Chiến Tranh thế giới thứ 2?

Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử to lớn của sự ra đời nước CHND Trung Hoa ngày 1-10-1949.

- Ý nghĩa trong nước ...

- Ý nghĩa quốc tế ...

Tháng 12 năm 1978, Đảng cộng Sản Trung Quốc đề ra đường lối với trọng tâm và nhằm mục tiêu gì? Sau 20 năm thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào ? 

- Đường lối mới (trọng tâm và mục tiêu): ...

- Thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa: ...

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân Phương Tây

A. Việt Nam

B. Thái Lan

C. Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a

Năm 1945, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập gồm

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po

D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Mã Lai

Nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày

A. 2-10-1945

B. 10-10-1945

C. 12-10-1945

D. 22-10-1945

Tháng 9-1945, Mĩ cùng với Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

A. Thúc đẩy sự hợp tác giữa Mĩ, Anh, Pháp với các nước Đông Nam Á về lĩnh vực quân sự

B. Bảo vệ hoà bình cho khu vực Đông Nam Á

C. Xây dựng căn cứ quân sự của Mĩ, Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á

D. Ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày

A. 6-8-1967

B. 8-8-1967

C. 10-8-1967

D. 12-8-1967

Các nước tham gia sáng lập ASEAN gồm

A. In-đô-nê-xa-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan

B. Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po

C. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nên-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

D. In-đô-nên-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành "con rồng" kinh tế ở Châu Á là

A. Thái Lan

B. Việt Nam

C. Xin-ga-po

D. Ma-lai-xi-a

Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào

A. Tháng 7-1992

B. Tháng 7-1993

C. Tháng 7-1994

D. Tháng 7-1995

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau 

1. ☐ Sau khi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, ba nước Đông Dương lần lượt dành độc lập vào cuối năm 1945.

2. ☐ Từ những năm 50 của thế kỉ XX, Mĩ từng bước can thiệp vào khu vực Đông Nam Á.

3. ☐ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng với nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

4. ☐ Tháng 12-1976, các nước ASEAN đã kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Băng Cốc (Thái Lan)

5. ☐ Tháng 7-1992, Việt Nam chính thức tham ra hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đầu tiên để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động khu vực Đông Nam Á.

Hãy nối cột I với cột II cho phù hợp về nội dung lịch sử:

Cột I:

1. SEATO

2. ASEAN

Cột II:

A. Mĩ, Anh, Pháp...

B. Các nước Đông Nam Á

C. Ngăn chặn ảnh hưởng củ CNXH

D. Cùng nhau hợp tác phát triển

E. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc

G. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

Điền các sự kiện lịch sử vào bảng sau thể hiện bước phát triển của ASEAN kể từ khi thành lập đến nay

- Năm 1967:...

- Năm 1976:...

- Năm 1992:...

- Năm 1994:...

- Năm 1995:...

- Năm 1997:...

- Năm 1999:...

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của ASEAN.

- Hoàn cảnh ra đời ... 

- Mục tiêu hoạt động ...

Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A. Bắc Phi            

B. Nam Phi

C. Đông Phi          

D. Trung Phi

Nước cộng Hoà Ai Cập được thành lập vào

A. Tháng 6-1952             

B. Tháng 7-1952

C. Tháng 6-1953             

D. Tháng 7-1953

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là "Năm Châu Phi“ vì

A. Tất cả các nước Châu Phi đều giành được độc lập

B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn ở Châu Phi

C. Phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi và Đông Phí phát triển đến đỉnh cao

D. Có 17 nước Châu Phi tuyến bố độc lập

Hiện nay, khó khăn lớn nhất mà các nước Châu Phi gặp phải là

A. Xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các lọai dịch bệnh hoành hành.

B. Sự xâm lược cùng với chính sách vơ vét, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới.

C. Các nước đế quốc ngày càng mở rộng hệ thống thuộc địa ở khu vực này.

D. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên

Để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, các nước Châu Phi đã: 

A. Dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

B. Thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn, dài hạn, phù hợp với điều kiện của từng nước.

C. Tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực.

D. Ứng dụng thành tự khoa học - kĩ thuật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) đã chấm dứt vào năm:

A. 1991              

B. 1992

C. 1993             

D. 1994

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau 

1. ☐ Bắc Phi là nơi có tình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa Châu Phi

2. ☐ Ai Cập là quốc gia giành độc lập dân tộc sớm nhất ở Châu Phi 

3. ☐ Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, bộ mặt Châu Phi đã từng bước, phát triển kinh tế - xã hội

4. ☐ Với chính sách phân biệt chủng tộc, ngươi da đen ở Nam Phi phải sống trong một khu biệt lập, cách biệt với người da trắng

5. ☐ “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) là tổ chức lãnh đạo thống nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc toàn Châu Phi.

Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

Cột A:

1. Cuộc binh biến của sĩ quan yêu nước Ai Cập (7-1952)

2. Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân An-gie-ri trong những năm 1954-1962

3. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu diễn xa từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX

4. Cuộc đấu tranh của người da đen dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi"

Cột B:

A. Lật đổ chế độ quân chủ và đưa đến sự thành lập nước cộng hòa.

B. Lất đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc

D. Do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo.

 

Điền nội dung sự kiện lịch sử phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi cho phù hợp với thời gian:

- Năm 1952...

- Năm 1953...

- Năm 1960...

- Năm 1961...

- Năm 1962...

- Năm 1993...

- Năm 1994...

- Năm 1996...

Hiện nay, các nước Châu Phi đang phải đối mặt với những khó khăn nào trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội?

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hoà Nam Phi đã đạt được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn nào?

Tình hình các nước ở khu vực Mĩ La- Tinh có điểm khác so với Châu Á và Châu Phi cùng thời kì là

A. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

B. nhiều nước đã giành được động lập hoàn toàn 

C. nhiều nước có nền kinh tế phát triển và trở thành nước công nghiệp mới

D. nhiều nước đã giành được độc lập nhưng lại bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ

Thắng lợi được đánh dấu mốc mở đầu phong trào cách mạng Mi La-Tinh là thắng lợi của cách mạng 

A. Cu-ba           

B. Ni-ca-ra-goa

C. Bô-li-vi-a       

D. Chi-lê

Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (1953) của nhân dân Cu-ba đã

A. Mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba

B. lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta

C. tiêu diệt đột quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn

D. thiết lập một tổ chức cách mạng lâý tên là “ phong trào 26-7”

Sau Chiến tranh Thế Giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ Latinh bùng nổ mạnh mẽ và được ví như 

A. Lục địa mới trỗi dậy

B. Lục địa bùng cháy

C. Lục địa đứng lên 

D. Lục địa núi lửa

Sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba, hình thức đấu tranh chủ yếu ở các nước Mi Latinh là 

A. Đấu tranh chính trị

B. Chiến tranh du kích

C. Đấu tranh vũ trang 

D. Đấu tranh ngoại giao 

Chi-lê trong những năm 1970-1973, chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã 

A. Bị thất bại do các thế lực thân Mĩ mạnh hơn 

B. Thực hiện chính sách cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc 

C. Bị các phe phái trong chính phủ tranh giành quyền lực

D. Giành thắng lợi, thành lập nước cộng hoà Chi-lê

Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ ở Ni-ca-ra-goa dưới sự lãnh đạo của 

A. Mặt trận Xan-đi-nô

B. Mặt trận cứu nước Ni-ca-ra-goa

C. Đảng cộng sản Ni-ca-ra-goa

D. Liên minh đoàn kết nhân dân Ni-ca-ra-goa

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng là do 

A. đầu tư nước ngoài giảm sút

B. sự bao vây, cấm vận của Mĩ 

C. phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lên cao 

D. nhiều nguyên nhân khác nhau 

Hãy nối thời gian với nội dung lịch sử cho phù hợp với phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Thời gian:

1. Từ sau năm 1945

2. Năm 2959

3. Năm 1961

4. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX

5. Từ đầu những năm 90 của thể kỉ XX

Nội dung lịch sử:

A. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba thắng lợi, mở đầu cho một cao trào đấu tranh vũ trang ở khu vực Mĩ La Tinh.

B. Phong trào cách mạng ở Mĩ La Tinh bu7ngf nổ mạnh mẽ và khu vực này được ví dụ "Địa lục bùng cháy"

C. Phong trào đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế và xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ

D. Phi - đen Cát - xto - rô tuyên bố với toàn thế giới, Cu-ba tiến lên CNXH

E. Tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La Tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng.

Hãy điền thời gian vào dấu ... cho phù hợp với sự kiện về Lịch Sử Cu-Ba?

....Chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta thành lập ở Cu-ba

....Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi-đen Cát-xtơ-rô.

....Phi-đen Cát-xtơ-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh

....Phi-đen cùng 81 chiến sị yêu nước trở về Cu-ba, tiếp tục đâu tranh

....Các binh đoàn cách mạng tiên tiếp mở các cuộc tấn công

....Chế độc độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi.

....Đội quân đánh thuê của Mĩ bị tiêu diệt tại bãi biển Hi-rôn. Phi-đen Cát-xtơ-rô tuyên bố: Cu-Ba tiến lên XHCN.

Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ Latinh từ sau năm 1945.

Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-Ba?

Copyright © 2021 HOCTAP247