Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
Hãy nêu ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu.
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ.
Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chúng.
Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX.
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?
Hãy xác định trên bản đồ châu Âu sáu nước đầu tiên của EU.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu sau:
A. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
B. Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ
C. Không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.
D. Tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt.
Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay là
A. Luôn thua kém các nước Anh, Pháp, Tây Đức về sản lượng công nghiệp
B. Luôn đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính
C. Suy thoái và khủng hoảng liên miên
D. Luôn giữ ưu thế tuyệt đối trên thế giới
Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng là nhờ
A. Tìm ra nhiều dầu mỏ
B. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Xâm chiếm các nước đang phát triển để vơ vét tài nguyên
D. Nhân dân Mĩ tích cực lao động sản xuất.
Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, Mĩ là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng vào năm
A. 1949
B. 1957
C. 1961
D. 1969
Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ nhằm phục vụ lợi ích của
A. Toàn thể nhân dân lao động Mĩ
B. Nước Mĩ
C. Các cấp đoàn tư bản kếch sù của Mĩ
D. Những người có thu nhập cao và trung bình ở Mĩ
Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra trong những năm
A. 1945-1975
B. 1969-1972
C. 1969-1975
D. 1970-1975
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm
A. Chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
B. Thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới phát triển
C. Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của Mĩ trên toàn thế giới
D. Thiết lập các khối quân sự và xây dựng căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau
1. ☐ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiến vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
2. ☐ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. ☐ Sự chệnh lệnh giữa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây lên sự không ổn định về kinh tế ở Mĩ.
4. ☐ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Mĩ về kinh tế.
5. ☐ Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết chuẩn bị nhiều chính sách, biện phát để xác lập trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật của Mĩ
Cột A:
1. Các công cụ sản xuất mới
2. Các nguồn năng lượng mới
3. Những vật liệu mới
4. Chinh phục vũ trụ
5. Sản xuất các loại vũ khí hiện đại
Cột B:
A. Tên lửa, máy bay tàng hình, vũ khí hạt nhân
B. Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng (7-1969)
C. Nguyên tử, năng lượng mặt trời, sức gió
D. Sáng chế máy tính, máy tự động hệ thống máy tự động.
E. Vật liệu tổng hợp, chất dẻo.
Những ý dưới đây, ý nào thuộc chính sách đối nội, ý nào thuộc chính sách đối ngoại của Mĩ
A. Mĩ ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng Sản Mĩ hoạt động
B. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
C. Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XHCN
D. Chống phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
E. Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
G. Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
Hãy nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Vì sao nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối ?
Nước Mĩ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong linh vực khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn là
A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề.
B. Số người chết trong chiến tranh nhiều dẫn đến thiếu công nhân lao động.
C. Tệ nạn xã hội trầm trọng
D. Văn hoá- giáo dục bị đình trệ.
Nhân tố quan trọng nhất giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 50 và 60 của thế kỉ XX là
A. Việc ban hành hiến Pháp mới với nhiều nội dung tiến bộ
B. Thực hiện cải cách ruộng đất
C. Mĩ tiến hành chiến tranh ở Triều Tiên và chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị xoá bỏ.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX là do những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là do nhân tố chủ quan sau
A. Đất nước có nhiều tài nguyên
B. Người dân thông minh, có tính sáng tạo
C. Nhà nước đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ; người dân được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, có tính kỉ luật, coi trọng tiết kiệm.
D. Tất cả các ý trên
Trong những năm 1955-1993, Đảng liên tục cầm quyền ở Nhật Bản là
A. Đảng Dân chủ
B. Đảng Dân chủ Tự do
C. Đảng Tự do
D. Đảng Cộng Hoà
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Liên kết với các nước Đông Bắc Á
B. Liên kết với các nước Nam Á như Ấn Độ, Pa-ki-xtan.
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh thông qua hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
D. Liên kết với các nước Anh, Pháp.
Tình hình chính trị Nhật Bản không thật ổn định từ năm 1993 được biểu hiện:
A. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình phản đối chính phủ diễn ra
B. An ninh xã hội không được đảm bảo
C. Các đảng phái trong nước mâu thuẫn, tranh giành quyền lực với nhau.
D. Có lúc chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ thay đổi liên tiếp.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau
1. ☐ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới TBCN.
2. ☐ Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn kiền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những thành tựu và tiến bộ của khoa học – kĩ thuật hiện đại.
3. ☐ Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài.
4. ☐ Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản đã phát triển chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
5. ☐ Trong thời kì “Chiến tranh lạnh“ Nhật Bản dành 50% tổng sản phẩm quốc dân cho ngân sách quốc phòng.
Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Cột A:
1. Tổng sản phẩm quốc dân
2. Về thu nhập bình quân theo đầu người
3. Về công nghiệp
4. Về nông nghiệp
Cột B:
A. Những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%
B. Những năm 1967-1969, cung cấp 80% nhu cầy lương thực trong nước , 2/3 nhu cầu thịt sữa.
C. Năm 1990 đạt 23769 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ
D. năm 1950 chỉ mới đtạ 20 tỉ USD, đến năm 1968 lên 130 tỉ USD.
Hãy điền vào các ô trống bên trái của sơ đồ dưới đây những thông tin cần thiết
Nêu nội dung cơ bản của cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và tác dụng của các cải cách đó.
Vì sao những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng “thần kì” ?
Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã
A. Quốc hữu hoá các xí nghiệp
B. Thực hiện cải cách ruộng đất
C. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”
D. Đẩy mạng buôn bán với các nước Tây Âu.
Để nhận viện trở từ Mĩ các nước Tây Âu phải
A. Liên kết lại với nhau
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động
C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra
D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào phát triển kinh tế
Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN
B. Ủng hộ phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân lao động thế giới
C. Ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế
D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây.
Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã
A. Tham ra khối quân sự NATO do Mĩ thiết lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
B. Thực hiện chính sách trung lập, không chạy đua vũ trang.
C. Đấu tranh đòi quân Mĩ phải giải trừ quân bị.
D. Thành lập khối liên minh quân sự riêng để chống lại Mĩ và các nước XHCN.
Nước Đức thống nhất vào thời điểm
A. Tháng 9-1949
B. Tháng 10-1949
C. Tháng 9-1990
D. Tháng 10-1990
Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là
A. Sự thành lập “cộng đồng kinh tế Châu Âu”
B. Sự thành lập “cộng đồng than thép - Châu Âu”
C. Sự thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu”
D. Sự thành lập “Cộng đồng Châu Âu”
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:
1. ☐ Trong những năm 1948-1951, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
2. ☐ Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất Công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
3. ☐ Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ trước đây.
4. ☐ Đến nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.
5. ☐ Hội nghị cấp cao tại Maxtrich (Hà Lan) đánh dấu một mốc mang tính quyết định của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu.
Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp
Cột A:
1. Từ năm 1948 đến năm 1951
2. Tháng 4-1949
3. Tháng 9 - 1949
4. Tháng 10 - 1949
5. Ngày 1 - 1 - 1999
Cột B:
A. Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Đức được thành lập
B. Thực hiện kế hoạch Mac-san của Mĩ
C. Nhà nước Công hòa dân chủ Đức được thành lập
D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập.
Các sự kiện dưới đây, sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu?
A. Năm 1946, 16 nước Châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
B. Sự ra đời của “Cộng Đồng than - thép châu Âu” tháng 4-1951.
C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3 - 1975.
D. “Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.
E. Cộng Hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức ngày 3-10-1990.
F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC), đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu (EU).
Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến các nước Tây Âu như thế nào?
Vì sao có xu hướng liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu?
Copyright © 2021 HOCTAP247