Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Lớp 9 SGK Cũ Chương II: Việt Nam Trong Những Năm 1930 – 1939

Chương II: Việt Nam Trong Những Năm 1930 – 1939

Chương II: Việt Nam Trong Những Năm 1930 – 1939

Lý thuyết Bài tập

Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau.

Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào?

Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo để phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?

Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 - 1931?

Cao trào dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?

Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?

Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù?

Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 - 1939?

Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 -1939?

Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?

Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra tại

A. Ma Cao (Trung Quốc)

B. Hương Cảng ( Trung Quốc)

C. Quảng Châu ( Trung Quốc)

D. Thượng Hải ( Trung Quốc)

Tham ra hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các đại biểu tổ chức cộng sản là

A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng

B. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng

D. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương bắt đầu từ

A. Tháng 2-1930

B. Tháng 10-1930

C. Tháng 2-1931

D. Tháng 10-1931

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Nguyễn Ái Quốc

B. Trần Phú

C. Nguyễn Văn Cừ

D. Hà Huy Tập

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là sự kết hợp giữa

A. Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân

B. chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân và phong trào vô sản quốc tế

C. chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

D. phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau: 

1, [ ] sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

2, [ ] Đầu những năm 1930, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được thống nhất thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

3, [ ] Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Trần Phú soạn thảo

4, [ ] Luận cương chính trị của Đảng khẳng định tính chất Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN.

5, [ ] Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, quyết định những bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam sau này.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã diễn ra với nội dung quan trọng nào ?

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta ?

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Nền kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởngnhư thế nào bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ?

A. Nông nghiệp có điều kiện phát triển vì bị tư sản Pháp lập nhiều đồn điền để trồng chè, cà phê, cao su …

B. Công nghiệp phát triển mạnh vì chính sách tập trung vốn đầu tư của chính quyền thực dân

C. tất cả các ngành kinh tế đều có bước phát triển

D. nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến

B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản

C. Mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến và giữa công nhân với tư bản

D. Mâu thuẫn giữa công nhân với thực dân pháp tay sai.

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt

B. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh

C. Thực dân Pháp tăng cường chính sách đàn áp khủng bố

D. chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá rộng rãi.

Cuộc đấu tranh ngày Quốc Tế Lao Động 1-5-1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh giai đoạn 1930- 1931 vì

A. diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân, nhân dân lao động biểu dương lực lượng của mình và thể hiện tình thần quốc tế vô sản

B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.

C. diễn ra mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham ra

D. diễn ra ở các thành phố lớn, quần chúng đã lật đổ được chính quyền thực dân, phong kiến

Đỉnh cao của phong trào Cách Mạng 1930-1931 là

A. tháng 2- 1930, từ phon trào đấu tranh của quần chúng, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội

B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc Tế Lao Động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vị cả nước, thể hiện dõ tinh thần quốc tế vô sản

C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thuỷ hưởng ứng ngày Quốc Tế chống chiến tranh 1-8-1930

D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong tháng 9 năm 1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô Viết.

Nơi diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Các thành phố, đô thị lớn

B. Các khu công nghiệp và đồn điền

C. Nghệ- Tĩnh

D. Hà Nội

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau 

1, [ ] Cuộc đại khủng hoảng inh tế thế giới (1929-193) tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho công nhân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hoá và rơi vào tình trạng phá sản hoàng loạt.

2, [ ] do chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng 1930-1931 dã diễn ra mạng mẽ trên phạm vi cả nước

3, [ ] trong phong trào cách mạng 1930-1931, Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn Chợ Lớn là phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.

4, [ ] trong phong trào cách mạng 1930-1931, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xuât hiện trên các đương phố Hà Nội và một số địa phương khác.

5, [ ] Sau khi bộ máy chính quyền của thực dân phong kiến và tay sai tê liệt, tan rã,  chính quyền thực dân theo hình thức Xô Viết được thành lập một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hãy hoàn thành bảng dưới đây về cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

Hãy điền các mốc thời gian cho phù hợp với những nội dung lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931?

1....Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.

2....Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng.

3....Lần đầu tiên, công nhân và các tâng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình.

4....Phong trào Công- Nồng phát triển đến đỉnh cao

5....Cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)

Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng 1930-1931 ?

Tại sao nói: “ Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân ?

Đại hội VII Quốc tế Công Sản ( 7-1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là

A. chủ nghĩa phát xít

B. chủ nghĩa tư bản

C. chủ nghĩa đế quốc

D. các thế lực phong kiến

Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản đã đề ra chủ trương thành lập ở các nước

A. Mặt trận Đoàn kết

B. Mặt trận Nhân dân

C. Mặt trận Dân chủ

D. Mặt trận cứu nước

Đảng Cộng Sản Đông Dương đã xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A. Thực dân Pháp và phon kiến tay sai

B. bọn thực dân phản động Pháp và tay sai

C. thế lực phong kiến tay sai cho Tư sản Pháp

D. tư sản Pháp và tư sản mại bản

Nhiệm vụ cụ thể của Cách mạng Đông Dương trong những năm 1936- 1939 được Đảng ta xác định là

A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến

B. chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược

C. chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm ao, hoà bình.

D. chống đế quốc pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ

Về hình thức và phương pháp đấu tranh trong những năm 1936-1939, Đảng chủ trương

A. đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị

B. đấu tranh chính trị bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, hạn chế sử dụng bạo lực

C. triệt để lợi dụng các hình thức đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

D. đẩy mạnh phong trào đấu tranh nghị trường để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vũ trang

Đảng chủ trương thành lập mặt trân nhân dân phản đế Đông Dương để

A. tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới

B. cô lập, phân hoá kẻ thù chinh của cách mạng là chủ nghĩa Phát xít, các thế lực phản động thuộc địa và tay sai

C. chống lịa âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đại đoàn kết của các dân tộc Đông Dương

D. Khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc

Thực chất phong trào Đông Dương Đại hội là

A. tập hợp “ dân nguyện”, đòi chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

B. đấu tranh đòi thực dân Pháp chấp nhận để các dân tộc Đông Dương được quyền tiến hành các đại hội

C. Sự biểu dương lưc lượng hùng hậu của nhân dân Đông Dương trước phái viên của Chính phủ Pháp và toàn quyên Đông Dương mới.

D. Các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị cho nhân dân Đông Dương

Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng trong những năm 1936-1939 là

A. đấu tranh ngoại giao

B. đấu tranh trên lĩnh vực báo trí

C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

D. đấu tranh vũ trang

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1, [ ] Việc Mặt trận nhân dân Pháp, do Đảng Cộng Sản làm lòng cốt, thắng cử vào nghị viện và nên cầm quyền đã tác động tích cực đến tình hình Việt Nam.

2, [ ] Tháng 3-1938, mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập

3, [ ] Đông Dương Đại Hội là phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng nhằm phản đối chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương.

4, [ ] cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc Tế lao động (1-5-1938) là một trong những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936-1939.

5, [ ] Tháng 9-1939, khi chiến tranh thế gioi thứ hai bùng nổ, phong trào dân chủ chấm dứt

Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử về phong trào dân chủ 1936-1939 trong bảng sau 

1....Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản

2....Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp

3....Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập

4....Cuộc vận động thành Uỷ ban trù bị Đông Dương Đại hội

5....Các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “ dân nguyện”.. nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương.

6....Cuộc bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai

7....Cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh)

8....Cuộc mịt tinh của 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội)

Hãy điền tiếp vào bảng sau những yêu sách của mỗi tâng lớp, giai cấp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Năm 1935, trước nguy cơ của chủ nghĩa Phát xít và cuộc chiến tranh do chúng gây ra, quốc tế cộng sản đã có chủ trương gì ?

Trình bày ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939

Copyright © 2021 HOCTAP247