Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Lớp 8 SGK Cũ Chương II: Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Chương II: Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Chương II: Các nước Âu Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Bài tập

Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?

Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri?

Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri?

Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với các đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ)?

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905- 1907?

Vai trò của văn học, nghệ thuật trong các cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân?

Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Mĩ, Pháp, Anh, Đức trong sản xuất công nghiệp ở thời điểm 1870, 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung bài học. 

Vị trí Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
Năm
1870        
1913        

Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. 

Bằng những kiến thức đã học hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII đến XIX.

Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4-9-1870 như thế nào?

Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871?

Những chính sách của công xã Pa- ri phục vụ quyền lợi cho ai?

Tại sao Đức ủng hộ Chính phủ Véc-xai trong việc chống lại Công xã Pa-ri?

Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa-ri và quân Véc-xai diễn ra như thế nào?

Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh?

Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?

Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là "Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"?

Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích?

Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?

Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các "ông vua công nghiệp"?

Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó.

Quan sát hình 32, em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào?

Quan sát lược đồ, kết hợp với bản đồ thế giới và các kiến thức đã học, ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?

Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.

Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

Trình bày nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng Nga 1905 - 1907.

Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự. 

Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Nêu tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Pháp tuyên chiến với Phổ, gây ra chiến tranh Pháp - Phổ nhằm

A. Giúp đỡ giai cấp tư sản Đức hoàn thành thống nhất đất nước

B. Ngăn chặn âm mưu của Phổ trong việc thôn tính nước Pháp

C. Giảm nhẹ mâu thuẫn trong nước, ngăn cản quá trình thống nhất đất nước

D. Gây thanh thế với Áo, nhằm khuất phục nước này 

Kết cục của chiến tranh Pháp Phổ là 

A. Phổ thất bại, buộc phải kí hoà ước với những điều kiện thua thiệt

B. Pháp thua, toàn bộ quân chủ lực của Na-pô-lê-ông III bị bắt làm tù binh

C. Hai bên không phân thắng bại, buộc phải kí hiệp định đình chiến 

D. Pháp đại bại, phần lớn quân chủ lực bị tiêu diệt 

Chính phủ được thành lập sau sự kiện ngày 4/9/1870 là

A. Chính phủ lâm thời tư sản 

B. Chính phủ quân chủ lập hiến tiến bộ

C. Chính phủ quốc dân 

D. Chính phủ của dân, do dân, vì dân.

Nhân dân Pa-ri chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới sự lãnh đạo của 

A. Chính phủ lâm thời tư sản 

B. Chính đảng của giai cấp công nhân khác

C. Uỷ ban Trung Ương Quốc dân quân 

D. Công xã Pa-ri

Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 thực sự là 

A. Cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức

B. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp

C. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới

D. Một cuộc chính biến lật đổ đế chế thứ ba, thiết lập nền cộng hoà thứ ba ở Pháp.

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3 nhân dân Pa-ri đã 

A. Thành lập chính phủ lâm thời

B. Tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu

C. Truy kích quân chính phủ tư sản đến tận sào huyệt ở Véc-xai

D. Tất cả các ý trên.

Việc làm thể hiện bản chất giai cấp Công xã Pa-ri là 

A. Giải tán quân đội và bộ phận cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân.

B. Quy định phần tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm.

C. Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

D. Tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, trường học không được dạy kinh thánh. 

Điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri. 

a)…Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

b)…Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực lượng Pháp bị quân Phổ bắt làm tù binh.

c)…Nhân dân Pari khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-Pô-lê-Ông III, đòi thành lập chế độ cộng hoà.

d)…Chi-e đem quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng không thành. Nhân dân Pháp làm chủ Pari.

e)…Nhân dân Pari tiến hành bầu Hội đồng Công xã.

Trong các ý sau, ý nào đúng (Đ), ý nào sai (S) về các chính sách của công xã Pa-ri khi trở thành nột “ hà nước kiểu mới”? 

1. Hội đồng Công xã - cơ quan cao nhất của nhà nước mới, do nhân dân lao động bầu ra.

2. Ban bố quyền phổ thông đầu phiếu đối với mọi công dân 18 tuổi trở lên.

3. Vẫn duy trì bộ máy chính trị của chế độ cũ phục vụ cho Nhà nước mới.

4. Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.

5. Tịch thu toàn bộ tài sản của các chủ tư bản giao cho công nhân quản lí.

6. Ban bố và thi hành sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

7. Trợ cấp khó khăn cho các gia đình nghèo khó.

Tại sao nói: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? 

Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của Công xã Pa-ri. Em hãy đánh số thứ tự vào ô ☐ đầu dòng thể hiện mức độ quan trọng của các nguyên nhân đó.

a) ☐ Giai cấp tư sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh

b) ☐ CNTB vẫn chưa suy yếu

c) ☐ Công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.

d) ☐ Chưa xây dựng được liên minh giữa công nhân với nông dân.

Hãy nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri.

- Ý nghĩa lịch sử:

- Bài học kinh nghiệm:

Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ thứ XIX - đầu thế kỉ XX là:

A. mất dần vị trí số 1 thế giới về công nghiệp, nhưng vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

B. hệ thống thuộc địa bị thu hẹp dần do tình trạng tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn.

C. nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối đời sống kinh tế đất nước.

D. cả A và C.

Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là:

A. 20 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

B. 25 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

C. 28 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

D. 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.

Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Pháp diễn ra mạnh mẽ trong ngành

A. Công nghiệp khai khoáng

B. Công nghiệp nặng

C. Công nghiệp - tài chính

D. Ngân hàng

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại là

A. ảnh hưởng của chiến tranh Pháp - Phổ

B. Pháp chỉ chú trọng xuất cảng tư bản.

C. Thị trường trong nước thu hẹp, sức mua ngày càng giảm.

D. Không quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.

Ý không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là

A. có hệ thống thuộc địa rộng lớn

B. giành được nhiều nguồn lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ

C. thị trường dân tộc được thống nhất

D. ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học- kĩ thuật.

Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong ngành

A. luyện kim, than đá, điện, hoá chất

B. công nghiệp nhẹ

C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải

D. tài chính, ngân hàng

Nền kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt trong thời gian

A. những năm 30 của thế kỉ XIX

B. giữa thế kỉ XIX

C. 30 năm cuối thế kỉ XIX

D. 20 năm cuối thế kỉ XIX

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng

B. Hệ thống thuộc địa tương đối rộng lớn

C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hoá sản xuất

D. Lợi dụng nguồn đầu tư của Châu Âu và hoàn cảnh hoà bình lâu dài để phát triển kinh tế 

Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp.

1. Về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

2. Về đặc điểm của một số nước đế quốc tiêu biểu 

Hãy trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

* Nước Anh:

- Về kinh tế:

- Về chính trị: 

* Nước Pháp: 

- Về kinh tế: 

- Về chính trị:

Trong các ý sau, ý nào đúng (Đ), ý nào sai (S) khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? 

1. Là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

2. Nhiều công ty độc quyền khổng lồ ra đời, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị của đất nước.

3. Do tập chung phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở Mĩ không cung cấp đủ lương thực, thực phảm cho người dân.

4. Nước Mĩ theo thể chế quân chủ lập hiến, do hai Đảng-Đảng Cộng hoà và Đảng dân chủ, thay nhau cầm quyền,bảo vệ quyên lợi cho giai cấp tư sản.

5. mở rộng biên giới và tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, dùng sức mạnh của vũ lực và đông đôla để can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ.

Em hãy kể tên 4 nước dẫn đầu thế giới về kinh tế ở thời điểm giữa và cuối thế kỉ XIX.

Giải thích đặc điểm của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phòng trào đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân trong những năm cuối thế kỉ XIX là

A. Cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn năm 1893.

B. Công nhân Pháp dành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 1893.

C. Cuộc biểu tình ngày 1-5-1886 của công nhân Mĩ, tiêu biểu là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

D. Phong trào chống chủ nghĩa xét lại Béc-xtai-nơ ở Đức.

Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập vào năm

A. 1893

B. 1898

C. 1903

D. 1905

Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Nga trong cuộc Cách Mạng 1905 - 1907 là

A. chống sự bóc lột thậm tệ của giai cấp tư sản.

B. đòi tự do dân chủ, đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C. chống liên minh tư sản - phong kiến câu kết với nhau áp bức, bóc lột nhân dân.

D. chống chế độ Nga Hoàng, chống chiến tranh đế quốc. 

Kết quả của Cách Mạng Nga 1905 - 1907 là

A. Thất bại, nhưng đã làm suy yếu chính quyền Nga Hoàng, chuẩn bị tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo.

B. Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Nga Hoàng, lập chính phủ lâm thời tư sản.

C. buộc Nga Hoàng phải lới lỏng các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

D. quần chúng nhân dân giành được chính quyền ở một số địa phương, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo.

Tính chất Cách mạng Nga 1905 - 1907:

A. Là cuộc Cách mạng tư sản

B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

C. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

D. Là cuộc cách mạng vô sản

Vì sao nói: Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới? 

Hãy nối các sự kiện ở ô bên phải cho phù hợp với mốc thời gian ở ô bên trái để phản ánh đúng diễn biến của cuộc Cách mạng Nga 1905- 1907.

Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga.

Việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành

A. Công nghiệp chế tạo vũ khí

B. Hàng không

C. Giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ

D. Tất cả các ngành trên.

Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Anh - năm 1802

B. Pháp - năm 1830

C. Mĩ - năm 1870

D. Đức - năm 1902

Máy điện tín được phát minh đầu tiên ở

A. Nga

B. Mĩ

C. Đức

D. Cả Nga và Mĩ

Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của thế kỉ XVIII - XIX?

A. Công bố “bản đồ gen người“.

B. Định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.

C. Thuyết tế bào.

D. Thuyết tiến hoá và di truyền.

E. Định luật vạn vật hấp dẫn.

Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội thế kỉ XVIII - XIX là

A. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

B. Kinh tế chính trị học tư sản.

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với những phát minh ở dưới đây:

1....Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh, chạy trên đường lát đá.

2....Phơn-tơn - Kĩ sư người Mĩ, đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước đầu tiên.

3....Xti-phen-xơn (người Anh) chế tạo được đầu máy xe lửa chạy trên đường sắt, kéo nhiều toa với tốc độ nhanh.

4....Hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng của Anh.

5....Độ dài đường sắt trên thế giới tăng từ 332 km lên tới khoảng 200 000 km.

6....Trong nông nghiệp, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác: Sử dụng rộng rãi máy móc, phân hoá học., trong lĩnh vực quân sự, sản xuất được nhiều vũ khí mới: Đại bác, súng trường, chiến hạm vỏ thép, ngư lôi, khí cầu…

7....Phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ; nhiều máy chế tạo công cụ ra đời; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp (than đá, dầu mỏ,...); máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Tại sao nói: Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

Giải ô chữ : Một số nhân vật và sự kiện tiêu biểu ở các nước Âu –Mĩ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX.

1. Tên của hoang đế nước Pháp vào giữa thế kỉ XIX

2. người được mệnh danh là “ vua dầu mỏ “ ở Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

3. Nước mang đặc điểm là “ đế quốc cho vay lãi “

4. Tên một nhạc sĩ thiên tài người Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

5. Tên thành phố diễn ra cuộc biểu tình của 40 vạn công nhân Mĩ cuối thế kỉ XIX.

6. Nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

7. Chính quyền được thành lập năm 181, trở thành nhà nước kiểu mới ở Pháp.

8. người tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn đầu thế kỉ XVIII( người Anh)

9. Têm chiến hạm diễn ra cuộc khởi nghĩa của thuỷ thủ Nga vào tháng 6- 1905.

10. người thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (1903).

• Ô chữ hàng dọc:

Tên nhà văn nổi tiếng người Nga ở thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

Copyright © 2021 HOCTAP247