Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?
Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911?
Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân?
Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?
Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?
Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?
Nêu những sự kiện nào chứng tỏ vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
Qua bảng thống kê dưới đây em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?
Giá trị lương thực xuất khẩu | Số người chết đói | ||
Năm | Số lượng | Năm | Số người chết |
1840 | 858 000 livrơ | 1825 - 1850 | 400 000 |
1858 | 3 800 000 livrơ | 1850 - 1875 | 5 000 000 |
1901 | 9 300 000 livrơ | 1875 - 1900 | 15 000 000 |
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859)
Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc?
Dùng lược đồ, trình bày đôi nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Dựa theo lược đồ, trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.
Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).
Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?
Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.
Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?
Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.
Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?
Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây, cuối cùng Ấn Độ trở thành thuộc địa của?
A. Tây Ba Nha
B. Pháp
C. Hà Lan
D. Anh
Tiêu biểu nhất trong các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc Ấn Độ
B. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Trung Ấn Độ
C. cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
D. Cuộc khởi nghĩa do Lắc-smi Bai lãnh đạo.
Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) là chính đảng của
A. Giai cấp công nhân Ấn Độ
B. Giai cấp tư sản Ấn Độ
C. Tầng lớp đại tư sản người Ấn
D. Tư sản trí thức Ấn Độ
Đối với thực dân Anh, phải "Ôn hoà" trong Đảng Quốc đại chủ trương
A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh
B. thoả hiệp, chỉ yêu cầu chính quyền thực dân phải cải cách
C. chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang về một nước Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh.
D. Hợp tác với chính quyền thực dân để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước thái độ kiên quyết chống Anh của phái "Cấp Tiến" trong Đảng Quốc Đại, thực dân Anh đã
A. thoả hiệp, trao đổi cho giai cấp tư sản Ấn Độ một số quyền lợi
B. nới lỏng ánh cai trị của thực dân Ấn Độ
C. bắt giam Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng
D. cho quân đàn áp, bắt tất cả các thành viên của phái "Cấp tiến"
Năm 1905 diễn ra những cuộc biểu tình của nhân Ấn Độ nhằm
A. Chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ.
B. Chống chính sách "chia để trị” của thực dn Anh đối với xứ Ben-gan.
C. Đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông
D. tất cả những mục đính trên
Đầu thế kỉ XX, nhân tố mới xuất hiện trong phong trào dân tộc Ấn Độ là
A. giai cấp công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham ra phong trào dân tộc
B. phòng trào do giai cấp tư sản lãnh đạo
C. phong trào đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo một phong trào dân tộc rộng lớn
D. có sự liên minh giữa các lực lượng, đảng phái của Ấn Độ.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trở lên quyết liệt vào năm 1908, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của
A. công nhân Bom-bay
B. thuỷ binh Bom-bay
C. công nhân ở Ma-đrát và Can-cút-ta
D. công nhân xứ Ben-gan.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu trả lời sau.
1. ☐ Chính sách của thức dân Anh ở Ấn Độ tạo điều kiện cho đất nước này phát triển mạnh mẽ theo hướng TBCN.
2. ☐ Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm là ngòi nổ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay chống thực dân Anh trong những năm 1857-1859.
3. ☐ Giai cấp tư sản Ấn Độ là giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện sớm nhất ở Châu Á.
4. ☐ Đảng Quốc Đại luôn đạt được sự nhất trí cao trong quá trình lãnh đạo phong trào dân tộc, dân chủ ở Ấn Độ.
5. ☐ Trong những năm 1905-1908, công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham ra phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp mình.
Qua bảng thống kê dưới đây, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và hậu quả của nó đối với đất nước này.
Giá trị lương thực xuất khẩu |
Số người chết đói |
||
Năm |
Số lượng |
Năm |
Số lượng |
1849 |
858 000 livrơ |
1825 - 1850 |
400000 |
1858 |
3 800 000 livrơ |
1850 - 1875 |
5000000 |
1901 |
9 300 000 livrơ |
1875 - 1900 |
15000000 |
Hãy nối mốc thời gian ở ô bên trái với nội dung sự kiện lịch sử Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở ô bên phải cho phù hợp.
Hãy so sánh đường lối đấu tranh giữa hai phái "Ôn hoà" và "Cấp tiến” trong Đảng Quốc đại Ấn Độ.
Nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX thể hiện như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là:
A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát.
C. Do chính sách “Bế quan toả cảng“ của chính quyền Mãn Thanh.
D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh.
Trung Quốc bị chia xẻ bởi các nước tiêu biểu như:
A. Anh, Nhật Bản, Hà Lan, I-ta-li-a.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Nga, Mĩ, Ca-na-da, Nhật Bản
D. Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là
A. Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc
B. Phong trào duy tân năm mậu tuất (1898)
C. Phòng trào Nghĩa Hoà Đoàn
D. Cách mạng Tân Hợi 1911
Cuối thế kỉ XIX, những người theo phái Duy Tân của Trung Quốc chủ chương
A. Cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.
B. Chấn hưng kinh tế, phát triển nền kinh tế tư bản dân tộc
C. Cải cách văn hoá, bài trừ những thủ tục lạc hậu
D. Hợp tác với các nước tư bản phương Tây để phát triển nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc.
Nguyên nhân khiến phong trào Duy Tân thất bại là
A. Phòng trào diễn ra khi Trung Quốc đã bị các nước đế quốc nô dịch.
B. Phái duy tân thiếu kiên quyết, triệt để trong quá trình thực hiện mục tiêu.
C. Lực lượng của phái Duy Tân quá yếu, không dựa vào quần chúng, không phát động phong trào cách mạng trong quần chúng.
D. Thế lực phong kiến bảo thủ đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu, còn rất mạnh.
Mục tiêu đấu tranh của nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn là
A. chống để quốc
B. chống đế quốc, chống triều đình phong kiên đầu hàng.
C. chống chế độ phong kiến
D. chống triều đình Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu.
Mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội là gì?
A. Đánh đổ để quốc xâm lược, đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
B. Đánh đổ phon kiếng, đem lại ruộng đất cho nhân dân
C. Đánh đổ phong kiến, khôi phục đất nước, thành lập Dân Quốc, chia ruộng đất cho nông dân.
D. Đánh đổ để quốc, phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân.
Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là
A. giành được độc lập cho Trung Quốc.
B. giải phóng Miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.
C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa để quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chứ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.
1. ☐ cuộc "Chiến Tranh thuốc phiện" (1840- 1842) mở đầu cho quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
2. ☐ lãnh đạo phòng trào Duy Tân ở Trung Quốc những năm cuối thế kỉ XIX là vua Quang Tự.
3. ☐ sáng lập ra Trung Quốc Đồng minh hội là Viên Thế Khải.
4. ☐ chính sách thủ cựu, phản động của Triều đình Mãn Thanh là một nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho phòng trào cách mạng ở Trung Quốc thất bại.
5. ☐ Cách mạng Tân Hợi còn nhiều điểm hạn chế cho nên ít ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của các nước trong khu vực.
Hãy nối mốc thời gian ở bên trái với thông tin ở bên phải cho phù hợp với nội dung lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Hãy trình bày nội dung học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Hãy trình bày ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách Mạng Tân Hợi (1911).
- Ý nghĩa:...
- Tính chất:...
- Hạn chế:...
Thống kê về các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911.
Lí do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng của thực dân phương Tây đẩy mạng xâm lược là :
A. Có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên
B. Đáp ứng nhu cầu về thị trường của các nước để quốc.
C. Chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Xiêm
C. Mã-lai
D. Phi-lip-pin
In-đô-nê-xi-a bị biến thành thuộc địa của
A. Hà Lan và Bồ Đào Nha
B. Tây Ba Nha
C. Anh
D. Pháp
Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm nổi bật là
A. xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
B. giành độc lập bằng khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.
C. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
Kết quả của cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-lip-pin là
A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới rộng các quyền tự chủ cho người dân bản xứ.
B. Bị chính quyền thực dân đàn áp dã man, cách mạng thất bại.
C. Giành được độc lâp hoàn toàn cho đất nước.
D. Đưa đến sự thành lập của nước Cộng Hoà Phi-lip-pin.
Nước đế quốc mượn cớ giúp đỡ nhân dân Phi-lip-pin chống ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha nhưng sau đó đã thôn tính nước này là
A. Pháp
B. Nhật Bản
C. Mĩ
D. Anh
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là
A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong Hoàng tộc
B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa
C. đều kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại
D. có sự liên minh, liên kết với các nhóm nghĩa quân ở Việt Nam và địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng sang cả nước ta.
Các phong trào đấu tranh chống ách thống trị thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có điểm chung là
A. Các phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng cuối cùng đều thất bại.
B. Giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện và có vai trò nhất định trong phong trào dân tộc.
C. Giai cấp công nhân hình thành và thành lập tổ chức Công đoàn, đóng vai trò tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Đông Nam Á.
D. Tất cả cả ý trên.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.
1. ☐ Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.
2. ☐ Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Đông Nam Á, Đảng Cộng Sản đã thành lập sớm nhất ở Việt Nam.
3. ☐ Cuối thế kỉ XIX, nước duy nhất ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân Châu Âu và In-đô-nê-xi-a.
4. ☐ Nước vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mĩ và Phi-líp-pin
5. ☐ Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên kết đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.
Xác định những sự kiện sau đây xảy ra ở nước nào?
1. Từ năm 1863 đến năm 1866, một cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới sự lạnh đạo của A-cha-Xoa.
2. Cuộc cách mạng năm 1898 bủng nổ, dẫn tới sự thành lập nước Cộng Hoà.
3. Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời.
4. Sau cuộc kháng chiến chống Tây Ba Nha, nhân dân nước này lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ.
5. Năm 1866- 1867, diễn ra cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô.
6. Phong trào Cần Vương (1885-1896)
7. Từ năm 1950, Tổ chức Công Đoàn được thành lập, bước đầu chuyển bá chủ nghĩa Mác vào trong nước.
8. Phong trào nông dân Yên Thế
9. Từ năm 1901 đến năm 1907, một cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cao nguyên Bô-lô-ven.
10. Năm 1901, một cuộc khơi nghĩa vũ trang nổ ra dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.
11. Tháng 5- 1920, Đảng cộng sản được thành lập.
Hãy trình bày nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu nhận xét.
- Nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: ...
- Nhận xét: ...
Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này đều thất bại?
So với các nước khác ở Châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là
A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu chiếm lược.
B. chế độ phong kiến mục nát.
C. nhà nước thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”.
D. một số bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải cách tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian
A. tháng 1-1867
B. tháng 1-1868
C. tháng 1-1869
D. tháng 1-1870
Cuộc Duy tân Minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì
A. làm sụp đổ chế độ quân chủ, chính quyền chuyển vào tay tư sản, đứng đầu là Thiên hoàng.
B. những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.
C. do giai cấp tư sản tiến hành.
D. tất cả các ý trên.
Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh.
B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền.
C. Nhật Bản tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
D. sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng thuộc địa.
Các vùng là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Nhật Bản hồi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ yếu ở
A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á
C. Châu Á - Thái Bình Dương
D. Trung Quốc
Hãy nối các mốc thời gian ở ô bên trái với nội dung lịch sử ở ô bên phải cho phù hợp.
Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật ? Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước trong khu vực (Châu Á) và Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này.
a) Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Về chính trị - xã hội: ...
- Về kinh tế: ...
- Về quân sự: ...
- Về văn hóa - giáo dục: ...
b) Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như thế nào?
Tại sao nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ thứ XIX phát triển mạnh mẽ? Nêu những dấu hiệu chứng tỏ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Copyright © 2021 HOCTAP247