Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Lớp 8 SGK Cũ Chương III: Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chương III: Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chương III: Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Bài tập

Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Vì sao giới cầm quyền tại Nhật Bản lại tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

Tại sao phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại bùng nổ mạnh mẽ?

Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 - 1939?

Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lập bảng thống kê các phong trào độc lập ở châu Á.

Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

Hãy nêu những thành tựu của nền văn hóa Xô viết.

Em biết gì về những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX?

Trong số các sự kiện lịch sử từ năm 1917 đến năm 1945, em hãy lựa chọn 1 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó.

Lập niên biểu về những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929?

Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản.

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào?

Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới?

Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào?

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Quan sát bức tranh, em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.

Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?  

Qua các hình 77, 78, 79, em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Hãy kể tên những phát minh khoa học trong nửa đầu thế kỉ XX mà em biết.

Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Vì sao xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên Xô?

Hãy kể tên những tác phẩm văn học Xô viết mà em biết.

Những năm đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản có bước phát triển vì 

A. nhận được khoản bồi thường chiến phí của các nước bại chiến 

B. được hưởng nhiều quyền lợi mà không bị mất mát gì trong chiến tranh 

C. đã xoá bỏ hết tàn dư của chế độ phong kiến.

D. chính sách tăng cường bóc lột thuộc địa 

Lãnh đạo phong trào công nhân Nhật Bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh là 

A. các tổ chức công đoàn 

B. Đảng Xã hội dân chủ 

C. Đảng Cộng sản 

D. Đảng Công nhân

Cuộc khủng hoảng cuối những năm 20 ở Nhật Bản bắt đầu từ ngành 

A. Tài chính

B. Năng lượng

C. Nông nghiệp

D. ngoại thương 

Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nhân liệu và thị trường hàng hoá, giới cầm quyền Nhật Bản đã

A. tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở trong nước

B. tiến hành cải cách nền kinh tế - xã hội 

C. tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành chướng ra bên ngoài.

D. dựa vào sự viện trợ của Mĩ

Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới của Nhật Bản là 

A. Triều Tiên 

B. Trung Quốc

C. Đông Nam Á 

D. Châu Á

Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX có ảnh hưởng lớn đến tình hình nước Nhật vì 

A. Góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

B. Góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

C. Khiến cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản thêm trầm trọng.

D. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chứ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau:

1. ☐ Trong khoảng mười năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định.

2. ☐ Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp Nhật Bản cũng có những bước tiến vượt bậc.

3. ☐ Do những điều kiện riêng, cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào cuộc tài chính sớm hơn so với các nước Châu Âu và Mĩ.

4. ☐ 30 ngân hàng phải đóng cửa là hậu quả của cuộc kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản.

5. ☐ Năm 1931, Nhật Bản tiến đánh Trung Quốc, đánh dấu hình thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Hãy nối mốc thời gian ở bên trái với nội dung sự kiện lịch sử ở ô bên phải sao cho phù hợp về tình hình nổi bật của Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939.

Tình hình nước Nhật trong những năm 1918-1929 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ cùng thời gian này?

Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào và có tác dụng ra sao?

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thời kì phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á được thể hiện là:

A. Phong trào dâng cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.

B. Tất cả các nước trong khu vực đã thành lập được nhà nước dân chủ nhân dân.

C. Đảng Cộng sản được thành lập ở tất cả các nước

D. Các ý B và C đều đúng.

Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là

A. Đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ.

B. Đấu tranh đòi thực dân Anh cho người Ấn Độ tham gia vào các hội đồng thuộc địa.

C. đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân.

D. đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là 

A. công nhân và tư sản dân tộc

B. công nhân, nông dân, học sinh và trí thức yêu nước

C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh

D. nông dân ở các vùng nông thôn của Trung Quốc.

Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là

A. Chống đế quốc và phong kiến

B. Chống phong kiến

C. Chống đế quốc

D. Chống tư sản mại bản phong kiến, đế quốc

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi 

A. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

B. Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất 

C. Phong trào cách mạng Trung Quốc

D. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Đông Nam Á xuất hiện những nét mới là 

A. Phong trào diễn ra dưới ngọn cờ "phò vua cứu nước".

B. Ở tất cả các nước đều có Đảng Công Sản lãnh đạo phong trào.

C. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia phong trào lãnh đạo cách mạng.

D. Hoàn toàn đi theo con đường cách mạng vô sản.

Phong trào tư sản ở các nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước là 

A. Xuất hiện các nhóm, các hội do những người yêu nước sáng lập.

B. Có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào khác.

C. Xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

D. Tất cả các ý trên.

Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là 

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

B. đều nhằm ách thống trị của thực dân phương Tây, đòi độc lập dân tộc.

C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định.

D. đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau

1. ☐ Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. ☐ Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

3. ☐ Trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có Đảng cộng sản được thành lập sớm nhất.

4. ☐ Trong những năm 1927-1937, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

5. ☐ Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản có bước phát triển cao, đặc biệt là ở In-đô-nê-xi-a.

Hoàn thành các ý sau về phong trào độc lập dân tộc giai đoạn 1918-1939 ở các nước và khu vực châu Á.

- Trung Quốc:...

- Mông Cổ:...

- Ấn Độ:...

- Thổ Nhĩ Kì:...

- Đông Nam Á:...

Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét mới như thế nào? 

Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào?

Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Pháp - Nga 

C. Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản

D. Anh - Pháp - Đức - Mĩ

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng thêm sâu sắc, nhưng giữa các nước đế quốc, phát xít lại có một điểm chung là

A. đều đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô

B. đều coi Liên Xô là kẻ thù tiêu diệt 

C. đều tập trung sức mạnh phát triển kinh tế và quân sự tấn công Liên Xô

D. đều thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ Liên Xô

Trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác là:

A. Do mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc 

B. Có sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau 

C. Đức là lò lửa gây ra chiến tranh 

D. Do hậu quả của đại khủng hoảng kinh tế - xã hội

Chính sách Anh - Pháp - Mĩ trước hành động ráo riết chuẩn bị chiến tranh của khối phát xít là 

A. Tập trung, không can thiệp vào bất cứ hoạt động nào xảy ra ngoài lãnh thổ nước mình.

B. Thoả hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

C. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

D. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh với khối phát xít để bảo vệ thị trường và thuộc địa của mình.

Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai khi 

A. Đức đánh chiếm 1 loạt các nước Châu Âu (trừ Anh và hai nước trung lập).

B. Đức tấn công Liên Xô.

C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

D. Nhật Bản chiếm vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm 

A. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiểu diệt chủ nghĩa phát xít.

B. Tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước đế quốc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. 

D. Đoàn kết và tập hợp giai cấp công nhân trên thế giới đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh là

A. Liên Xô tham gia chiến tranh.

B. Mĩ tham gia chiến tranh.

C. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grát.

D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại tại vòng cung Cuốc-xcơ.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Những mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. ☐ Với sự thoả hiệp của Anh, Pháp đã ngăn cản được sự tấn công thôn tính châu Âu của phát xít Đức.

3. ☐ Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa của lực lượng Đồng minh, đứng đầu là Liên Xô, chống chủ nghĩa phát xít, giải phóng dân tộc.

4. ☐ Sau khi chiến thắng Hồng quân Liên Xô ở Xta-lin-grát (2-1943), phát xít Đức đã kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện.

5. ☐ Việc Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố ở Nhật Bản đã quyết định việc Nhật Bản phải đầu hàng đồng minh không điều kiện.

Hãy hoàn thiện những sự kiện chính về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bằng cách điền vào dấu...?

1....: Phát xít Đức tấn công Ba Lan

2. Ngày 3-9-1939:...

3.....: Phát xít Đức tấn công Liên Xô

4. Ngày 7-12-1941:...

5.....: Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới

6. Tháng 1-1942:....

7.....: Hồng quân Liên Xô tấn công ở Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh thế giới.

8. Tháng 5-1953:....

9.....: Liên quân Mĩ-Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

10. Ngày 9-5-1945:....

11. Ngày 6 và 9-8-1945:...

12.....: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Nêu tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Liên Xô có vai trò như thế nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?

Thành tựu đặc biệt về Vật lí học mà con người đạt được trong nửa đầu thế kỉ XX là

A. định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

B. thuyết vạn vật hấp dẫn

C. lí thuyết tương đối

D. phát minh ra năng lượng nguyên tử

Câu nói nổi tiếng "tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu" là của 

A. An-be Anh-xtanh

B. A. Nô-ben

C. C. Xi-ôn-cốp-xki

D. Lô-mô-nô-xốp.

Sự kiện lịch sử mở đường cho việc xây dựng nền văn hoá Xô Viết là

A. thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.

B. thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

C. cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).

D. Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng CHXH (1931).

Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô Viết được thể hiện trong việc

A. xoá nạn mù chữ, tiến hành phổ cập giáo dục ở các cấp học.

B. hoàn thành phổ cập giáo dục ở các cấp học.

C. xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo ra chữ viết cho các dân tộc trong Liên bang Xô viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ…

D. hệ thống giáo dục quốc dân được hình thành.

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX có tác dụng

A. loại bỏ các công cụ sản xuất thô sơ, ứng dụng công cụ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.

B. cơ giới hoá toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

C. giúp các dân tộc trên thế giới có đủ điều kiện để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của mình.

D. mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau:

1. ☐ Trong nửa đầu thế kỉ XX, loài người trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới đó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền khoa học - kĩ thuật phát triển, đạt nhiều thành tựu kì diệu.

2. ☐ Mọi phát minh lớn về mặt Vật lí học của thế kỉ XX đều có liên quan đến lí thuyết tương đối của A. Anh-xtanh.

3. ☐ Máy bay là một thành tựu của con người trong nửa đầu thế kỉ XX.

4. ☐ Nền văn hoá mới - nền văn hoá Xô viết - được hình thành trên cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin.

5. ☐ Sự phát triển khoa học - kĩ thuật hoàn toàn đem lại những điều tốt đẹp cho con người.

Hãy nối ô tên nhân vật ở cột bên trái với thành tựu văn hoá, khoa học- kĩ thuật của thế giới và Liên Xô ở ô bên phải cho phù hợp.

Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ thì những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đầu thế kỉ XX còn có mặt trái như thế nào?

Nền văn hoá Xô viết hình thành và phát triển trên cơ sở nào?

Sự kiện lịch sử đánh dấu mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại là

A. cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.

B. cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga thắng lợi. 

C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Quốc tế Cộng sản được thành lập (3-1919).

Trong cao trào cách mạng 1918-1923, một số tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã hình thành, đó là 

A. Quốc tế thứ nhất

B. Quốc tế thứ hai

C. Quốc tế thứ ba

D. Liên hợp quốc

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế trên thế giới diễn ra trong những năm

A. 1918-1923

B. 1924-1929

C. 1929-1933

D. 1929-1939

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước

A. Anh - Pháp - Mĩ

B. Anh - Pháp - Mĩ- Đức

C. Đức - Mĩ - I-ta-li-a

D. Đức - I-tali-a - Nhật Bản

Trong cao trào cách mạng thế giới những năm 1929-1933, một hình thức mặt trận đã hình thành là 

A. Mặt trận nhân dân

B. Mặt trận dân chủ 

C. Mặt trận đoàn kết

D. Mặt trận dân tộc thống nhất

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong những năm 

A. 1917-1954

B. 1919-1929

C. 1929-1939

D. 1939-1945

Hãy điền tên quốc gia vào cột bên phải cho phù hợp với nội dung ở cột bên trái.

Hãy điền tên nhân vật vào cột bên phải cho phù hợp với nội dung ở cột bên trái.

Lập niên biểu theo gợi ý dưới đây để khái quát những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.

Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.

Copyright © 2021 HOCTAP247