Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Lớp 8 SGK Cũ Chương II: Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918)

Chương II: Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918)

Chương II: Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918)

Lý thuyết Bài tập

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

Lập bảng thống kê về tình hình giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

Phong trào                 Mục đích                       Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu

 

 

   

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.

Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 - 1918.

Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo các mục sau:

Khởi nghĩa Thời gian                   Người lãnh đạo                 Địa bàn hoạt động         Nguyên nhân thất bại                              Ý nghĩa, bài học

 

 

         

So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (Chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,...).

Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.

Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.

Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoá văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?

Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này?

Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?

Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?

Nêu những thay đồi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên.

Hai cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?

Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

A. 1884    

B. 1888    

C. 1897    

D. 1914

Đứng đầu Liên bang Đông Dương là

A. Tổng thống    

B. Thống đốc

C. Thống sứ    

D. Toàn quyền

Tổ chức bộ máy nhà nước của Liên Bang Đông Dương gồm có

A. 3 xứ ( Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì)

B. 4 xứ ( Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Lào)

C. 4 xứ Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia)

D. 5 xứ ( Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia, Lào)

Các cấp chính trong Liên Bang Đông Dương bao gồm:

A. Kì, phủ, huyện, xã

B. Kì, tỉnh, phủ, huyện, xã

C. Kì, tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

D. tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

Ý nào sau đây không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

A. Ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bót lột bằng phát canh thu tổ.

B. bắt nhân dân ta phải đi phu dịch như cướp đường, đào sông, xây cầu…

C. đẩy mạnh khai thác mỏ (than và kim loại)

D. đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp

Hệ thống giáo dục phổ thông được Thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc : Tiểu học và Trung học

B. 3 bậc : Ấu học Tiểu học và Trung học

C. 3 bậc : Tiểu học Trung học và Trung học nghề

D. 4 bậc : Ấu học Tiểu học, Trung học và Trung học nghề

Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến nào ?

A. xuất hiện giai cấp công nhân

B. giai cấp nông dân khổ cực vì bị hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến.

C. tâng lớp tư sản và tiểu tư sản ra đời

D. cả A và B và C đều đúng

Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. địa chủ, nông dân, tư sản

B. công nhan, nông dân, tiểu tư sản, tư sản

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ

D. công dân và nông dân

Hãy nối nội dung ở cột I với nội dung ở cột II cho phù hợp?

Cột I:

1. Giai cấp địa chủ phong kiến 

2. Giai cấp nông dân 

3. Giai cấp công nhân 

4. Tâng lớp tư sản 

5. Tầng lớp tiểu tư sản 

Cột II:

A, là các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp.

B, bị tước đoạt ruộng đất, bị nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong các làng.

C, đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp

D, là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn.

E, Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương.

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] trong công nghiệp, thực dân Pháp tập trung vào công nghiệp chế biến

2. [ ] thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của thuộc địa.

3. [ ] Hàng hoá của Pháp và hàng hoá các nước khác nhập khẩu vào Việt Nam bị đánh thuế rất nặng.

4. [ ] Chính sách văn hoá, giáo dục của Pháp đã có tác dụng “ khai hoá văn minh” cho người bản địa, làm cho người bản địa tin theo văn minh phương Tây.

5. [ ] Giai cấp nông dân Việt Nam rất hăng hái tham ra cách mạng.

Thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Các chính sách về kinh tế mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích gì ?

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập vào năm

A. 1901    

B. 1902    

C. 1903    

D. 1904

Phong trào Đông Du tan rã vì

A. Phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước

B. thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam

C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng

D. Phan Bội Châu bị bắt giam

Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi

A. Phan Bội Châu    

B. Lương Văn Can

C. Cường Để    

D. Phan Châu Trinh

Mục đính của Đông Kinh nghĩa thục là

A. Giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam

B. Truyền bá tư tưởng Tự do- Bình Đẳng- Bác ái của đại cách mạng Pháp

C. Bồi dương nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tâng lớp thanh niên.

Đông Kinh nghĩa thục chấm dứt hoạt động vào

A. Tháng 7-1907    

B. Tháng 8-1907

C. Tháng 9-1907    

D. Tháng 11-1907

Phong trào chống thuế ở Trung Kì được bắt đầu từ tỉnh

A. Quảng Nam    

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Bình   

D. Quảng Trị

 

Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. Phong trào Đông du

B. Phong trào Duy Tân

C. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục

D. Khởi nghĩa Thái Nguyên

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để

A. Nhờ các nước phương Tây giúp đỡ Việt Nam giành độc lập

B. Liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài

C. Xem các nước phương Tây làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước

D. gồm cả A và B

Hãy nối thời gian với sự kiện cho đúng

Sự kiện:

1, Phong trào Đông Du 

2, Đông Kinh nghĩa thục bắt đầu hoạt động. 

3, Phong trào chống thuế ở Trung Kì 

Thời gian:

A, tháng 3-1907

B, Năm 1909

C, Từ năm 1905-1909

D, Năm 1908

Hãy điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trống (….) cho đúng : Giải tán, trong thời gian ngắn, ngôn ngữ dân tộc, Lương Văn Can, kết quả rất lớn.

Tháng 11-1907, thức dân Pháp ra lệnh....... Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. ……, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoàng….bị bắt. Tuy chỉ hoạt động....nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được...., đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá,.....

Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến Tranh thế giới thứ nhất, Vì sao có sự thay đổi đó ?

Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong thời gian đầu của quá trình tìm đường cứu nước (1911-1918)

Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. Tư sản và vô sản

B. địa chủ phong kiến và tư sản

C. công nhân và nông dân

D. địa chủ phong kiến và nông dân

Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở

A. Đà Nẵng    

B. Huế    

C. Gia Định    

D. Hà Nội

Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm

A. Ngày 1-9-1858    

B. Ngày 17-2-1859

C. Ngày 24-2-1861    

D. Ngày 5-6-1862

Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên Sông Vàng Cỏ Đông năm 1861 là

A. Nguyên Tri Phương    

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định    

D. Nguyễn Hữu Huân

Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương   

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định   

D. Nguyễn Hữu Huân

Vị vua hạ “ Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là

A. Hàm Nghi    

B. Hiệp Hoà

C. Duy Tân   

D. Đồng Khánh

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Hương Khê

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là

A. địa chủ- tư sản- tiểu tư sản

B. công nhân- nông dân- tư sản

C. công nhân –tư sản- tiểu tư sản

D. địa chủ- công nhân- nông dân

Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì

A. Muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào

B. muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hoá văn minh

C. muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập cho Việt Nam.

D. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

Thống kê những sự kiện chính phản ánh những quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Hãy nối các mốc thời gian với sự kiện lịch sử sao cho đúng.

Cột I:

1. Ngày 5-6-1862

2. Ngày 15-3-1874

3. Ngày 25-8-1883

4. Ngày 6-6-1884

Cột II:

A, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng (Hiệp ước Quý Mùi)

B, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

D, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?

Hãy điền nội dung phù hợp hoàn chỉnh thống kê sau về các sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX.

- Tháng 5-1904:...

- Tháng 11-1907:...

- Tháng 3-1909:...

- Tháng 2-1913:....

Hãy nối các nhân vật lịch sử với xu hướng cách mạng của họ cho đúng.

- Nhân vật lịch sử: 

1. Phan Bội Châu

2. Phan Châu Trinh

3. Lương Văn Can

4. Hoàng Hoa Thám

- Xu hướng cách mạng:

A, Dựa vào Pháp chống phong kiến, thực hiện cải cách

B, Vũ trang chống Pháp

C, Dựa vào nhân dân chống Pháp và Phong Kiến

D, Mở trường học giáo dục lòng yêu nước

E, Nhờ Nhật chống Pháp giành độc lập.

Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?

Kết cục thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX nói lên điều gì ?

Từ các tri thức lịch sử, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến Tranh thế giới thứ nhất?

Copyright © 2021 HOCTAP247