Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Lớp 7 SGK Cũ Lịch Sử Thế Giới Trung Đại

Lịch Sử Thế Giới Trung Đại

Lịch Sử Thế Giới Trung Đại

Lý thuyết Bài tập

Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã xoá bỏ bộ máy nhà nước của người Rô-ma, lập nên nhiều vương quốc mới...

Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa: là đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín.

Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? 

Các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá.

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?

 Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ?

Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào?

Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ.

Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?

Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang.

Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào?

Thế nào là chế độ quân chủ?

Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu?

Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?

Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.

Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào? 

Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?

Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?

Vì sao giai cấp tư sản đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến?

Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?

Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu - thơ và Can - vanh.

Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?

Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh được biểu hiện như thế nào?

Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?

Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.

Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.

Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?

Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX.

Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX. 

Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma và chia phần nhiều hơn cho

A. Chủ nô Rô-ma    

B. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. nô lệ và nông dân    

D. nông nô.

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp

A. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc được cấp nhiều ruộng đất, được phong các tước vị cao thấp khác nhau, trở nên giàu có.

B. Chủ đồn điền

C. Chủ nô Rô-ma cũ

D. Nông dân giàu có, chiếm đoạt một phần ruộng đất công thành ruộng đất tư.

Lãnh địa phong kiến là

A. Vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt, hình thành khu đất riêng.

B. Vùng đất đai rộng lớn do chủ nô chiếm giữ

C. Vùng đất nhỏ hẹp thuộc quyền sở hữu của nông nô

D. Vùng đất đai thuộc quyền sở hữu của nông dân.

Sống trong mỗi lãnh địa bao gồm

A. Chủ nô và nô lệ    

B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. nông dân và thợ thủ công    

D. nông dân tự do và nô lệ

Điểm nổi bật của lãnh địa

A. là đơn vị hành chính và kinh tế cơ bản, ít quan hệ với các lãnh địa khác.

B. là đơn vị hành chính cơ sở

C. là đơn vị kinh tế đóng kín, không có sự giao lưu với bên ngoài

D. là cơ sở kinh tế chuyên sản xuất các mặt hang thủ công mĩ nghệ.

Những hoạt động chủ yếu trong thành thị:

A. Nông nô sản xuất hành tiêu dung

B. Thợ thủ công, thương nhân cùng tiến hành sản xuất và buôn bán.

C. Hoạt động của các tổ chức phường hội và thương hội.

D. Chỉ có thương nhân với các hoạt động trao đổi buôn bán.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) trước các câu sau.

1. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi lạp, Rô-ma phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ thứ V, sau đó phân hóa, hình thành nhiều quốc gia nhỏ như Ăng-glo Xắc-xông, Phơ-răng Tây Gốt, Đông Gốt,....

2. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành khi trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa phong kiến có quyền thế, rất giàu có và nông nô không có ruộng đất, phụ thuộc vào các lãnh chúa.

3. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự cấp, tự túc.

4. Trong các lãnh địa, nông nô có người thì làm ruộng, có người thì làm nghề thủ công cho lãnh chúa.

5. Do sản xuất thủ công nghiệp phát triển, hang hóa dư thừa nhiều, các lãnh chúa đem hang ra bán ở nơi có đông người qua lại, thậm chí lập xưởng sản xuất ở đó, dần dần hình thành các thành thị.

Hãy lựa chọn từ cho trước dưới đây và điền vào chỗ (…) trong đoạn văn sau cho phù hợp, qua đó thấy được đặc điểm chính của nền sản xuất trong các lãnh địa phong kiến,

muối và sắt; trao đổi, buôn bán; nông nô; tự sản xuất; lãnh chúa; nô lệ

“ Trong lãnh địa, nông nô (1)... ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra. Họ chỉ phải mua (2)... là hai thứ mà họ chưa tự làm ra được, ngoài ra không có sự (3)... với bên ngoài. Mỗi người (4)... vừa làm ruộng, vừa làm them một nghề thủ công nào đó.”

Hãy nối các ô ở giữa với ô hai bên sao cho phản ảnh đúng đặc điểm của lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu.

Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu diễn ra như thế nào ?

Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là

A. do nhu cầu cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới

B. do sự phát triển mạnh của ngành đóng tàu biển.

C. do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.

D. do nhu cầu khám phá, du lịch.

Mục tiêu để các thương nhân phương Tây hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí là

A. Ấn Độ và các nước phương Đông.

B. các nước ở miền Nam châu Phi.

C. vùng Viễn Đông.

D. các vùng đất mới mà họ chưa bao giờ được biết.

Người "tìm ra" châu Mĩ là

A. Va-xcô đơ Ga-ma.    

B. Đi-a-xơ.

C. Cô-lôm-bô.    

D. Ph. Ma-gien-lan.

Thời kì này, quý tộc và thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng là do

A. cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen.

B . đẩy mạnh tổ chức sản xuất ở các vùng đất mới tìm được.

C. cướp ruộng đất của người nông nô.

D. mở rộng sản xuất, kinh doanh trong nước.

Hai giai cấp mới hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu thế kỉ XV - XVI là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. tư sản và vô sản.

D. công nhân và nông dân.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào trước các câu sau.

1. Các vùng đất mới vừa là mục tiêu vừa là kết quả của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV.

2. Va-xcô đơ Ga-ma là người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất.

3. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu hình thành trên cơ sở bóc lột dã man những người lao động trong nước, buôn bán nô lệ da đen và cướp bóc các nước thuộc địa.

4. Giai cấp tư sản châu Âu có nguồn gốc là các chủ xưởng, chủ đồn điền và các thương nhân giàu có.

5. Những người nông nô không có ruộng đất, thợ thủ công bị phá sản trở thành những người vô sản làm thuê cho chủ tư bản.

Hãy nối thông tin ở 3 cột với nhau (theo trình tự I - II - III) để có những hiểu biết cơ bản về các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu cuối thế kỷ XV đầu thế kỳ XVI

Cột I:

A. B. Đi -a- xơ

B. Va-xco-đơ Gia -Ma

C. C.Cô - lôm - bô

D. Ph.Ma - gien-lan

E. A-me-ri-go

Cột II:

1. Được coi là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mĩ

2. Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển

3. Người đã cập bến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ

4. Người đi qua điểm cực Nam Châu Phi

Cột III:

a, Năm 1498

b, Năm 1492

c, Năm 1487

d, Năm 1485

e, Từ năm 1519 đến năm 1522

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với xã hội châu Âu là gì ?

Quý tộc, tư sản châu Âu làm thế nào để có vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?

Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Anh.    

B. Pháp.    

C. Ý.    

D. Hi Lạp.

Các nhà Văn hoá Phục hưng tiêu biểu là

A. Ra-bơ-le, Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

B. Hô-me, Ta-lét, Pi-ta-go.

C. Khổng Tử, Mạnh Tử.

D. Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê.

Những nước đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo là

A. Đức, Thuỵ Sĩ.

B. Anh, Pháp.

C. Bỉ, Hà Lan.

D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo là

A. Lu-thơ.    

B. Can-vanh.    

C. Sếch-xpia.    

D. Cô-péc-ních.

Kết quả của Cải cách tôn giáo là

A. thủ tiêu được tôn giáo cũ

B. Ki-tô giáo bị chia làm hai phái : Cựu giáo và Tân giáo (tôn giáo cải cách)

C. hình thành một tôn giáo hoàn toàn mới.

D. chế độ phong kiến bị lật đổ

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào trước các câu sau.

1. Thời trung đại, Ki-tô giáo là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, thần thánh là các nhân vật trung tâm, kinh thánh nhà thờ là chân lí, giá trị của con người và quyền con người bị hạ xuống mức thấp nhất.

2. Thời hậu kì trung đại, giai cấp tư sản hình thành, có thế lực lớn về kinh tế và chính trị. Họ muốn xây dựng nền văn hoá mới và thực hiện cải cách Ki-tô giáo cho phù hợp với giai cấp tư sản.

3. Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng là phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người.

4. Lu-thơ là một tu sĩ người Thuỵ Sĩ, còn Can-vanh là một mục sư người Đức.

5. Cuộc Cải cách tôn giáo đã tá c động trực tiếp, làm bùng Ịên cuộc "Chiến tranh nông dân Đức"

Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục Hưng là gì ? Em hiểu thế nào về phong trào Văn hóa Phục Hưng ?

Nông dân lĩnh canh là những người

A. có nhiều ruộng đất.

B. có đủ ruộng đất để cày cấy, tự làm ăn, sinh sống.

C. mất ruộng đất, phải nhận ruộng để cày cấy và nộp tô cho địa chủ.

D. không có ruộng đất, bị phụ thuộc cả thân thể vào người chủ.

Trung Quốc được thống nhất vào năm

A. 221 TCN.    

B. 212 TCN.    

C. 206 TCN.   

D. 122 TCN.

Công trình Vạn lí trường thành được xây dựng từ thời

A. Xuân Thu - Chiến Quốc.    

B. Tần.    

C. Hán.    

D. Đường.

Để củng cố chính quyền mới, nhà Hán đã thi hành nhiều chính sách, ngoại trừ

A. xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

B. giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích nông dân nhận ruộng để cày cấy và khẩn hoang.

C. gây chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên và các nước phương Nam.

D. mở rộng giao lưu buôn bán với các thương nhân phương Tây.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Quốc chống nhà Nguyên là

A. chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên với các dân tộc người Trung Quốc.

B. người Mông cổ được hưởng mọi đặc quyền.

C. người Hán ở địa vị thấp, bị cấm đoán nhiều thứ.

D. mâu thuẫn dân tộc giữa người Hán và người Mông cổ ngày càng sâu sắc.

Người đã có công thành lập ra nhà Minh là

A. Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt).    

B. Chu Nguyên Chương.

C. Lý Tự Thành.    

D. Tôn Trung Sơn.

Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Vạn lí trường thành.    

B. Cung A Phòng.

C. Lăng Li Sơn.    

D. Cố cung ở Bắc Kinh.

Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Công cụ lao động bằng sắt bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Tần (thế kỉ III TCN).

2. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành vào thời Tần và được xác lập vào thời Hán.

3. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

4. Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in...

5. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng của Trung Quốc có từ thời Đường

Cột A:

1. Tần Thủy Hoàng 

2. Các vua thời Hán 

3. Các vua thời Đường

4. Các vua thời Tống 

5. Các vua thời Nguyên 

6. Các vua thời Minh- Thanh 

Cột B:

a) Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài

b) Chia đất thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan đến cai trị, ban hành chế dộ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước

c) Xóa bỏ chế độ phát luật hà khắc, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích phát triển nông nghiệp.

d) Chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc

e) Xóa bỏ các thứ thuế và sưu dịch nặng nề, mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích một số ngành thủ công nghiệp.

f) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

Điền tên tác giả cho đúng với các tác phẩm vãn học, sử học?

1. Thuỷ hử

2. Tam quốc diễn nghĩa

3. Tây du kí

4. Hồng lâu mộng

5. Sử kí

Trình bày tóm tắt sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?

Hãy cho biết chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Em hiểu thế nào về Nho giáo ?

Trình bày một số thành tựu về nghệ thuật, kiến trúc của Trung Quốc.

- Nghệ thuật: ..............................

- Kiến trúc: ...............................

Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ tên của dòng sông

A. Hằng.    

B. Ấn.

C. Trường Giang.    

D. Hoàng Hà.

Nhà nước Ma-ga-đa ở Ấn Độ được thống nhất có vai trò quan trọng của

A. sự truyền bá đạo Hin-đu.    

B. sự truvền bá đạo Hồi.

C. sự ra đời và truyền bá của đạo Phật.    

D. công tác trị thuỷ sông Hằng.

Ấn Độ được thống nhất vào thời gian

A. 2500 năm TCN.    

B. 1500 năm TCN

C. cuối thế kỉ III TCN.    

D. đầu thế kỉ VI TCN.

Xã hội phong kiến Ấn Độ được hình thành dưới vương triều

A. Ma-ga-đa.

B. Gúp-ta.

C. Hồi giáo Đê-li.

D. Mô-gôn.

Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của miền Bác Ấn Độ vì

A. kinh tế, xã hội và văn hoá đều có bước phát triển.

B. xã hội ổn định, đạo Phật phát triển.

C. có nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.

D. hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán với nhiéu nước.

Ấn Độ dưới hai thời kì : Vương triều Hồi giáo Đê-li. Vương triều Mô-gôn có điểm chung nổi bật là

A. đất nước phát triển đến đỉnh cao

B. đều do người Thổ Nhĩ Kì thống trị

C. đều do người Mông cổ thống trị.

D. là các vương triều ngoại tộc và theo đạo Hồi.

Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của

A. đạo Phật.

B. đạo Hồi.

C. đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu.

D. đạo Thiên Chúa.

Ấn Độ là quê hương của

A. đạo Phật.    

B. đạo Hồi.    

C. đạo Ki-tô.    

D. đạo Nho.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Đất nước Ấn Độ được hình thành trên cơ sơ của sự liên kết giữa các tiếu vương quốc thành một nhà nước rộng lớn - nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.

2. Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển ở cả hai miền Băc - Nam Ấn Độ về kinh tế - xã hội và văn hoá.

3. Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại ở Ấn Độ trong các thế kỉ XII - XVI là do người Mông Cổ lập nên.

4. Ông vua kiệt xuất nhất của Vương triều Mô-gôn đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ân Độ.

5. Chữ Phạn là chữ viết riêng, là nguồn gốc của ngôn ngữ và chừ viết thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp?

Cột A:

1. Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN 

2. Ông vua kiệt xuất sùng đạo Phật là A-sô-ca 

3.Thời kỳ Vương triều Gúp-ta 

4. Các quý tộc Hồi giáo Vương triều Đê-li 

5.Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã 

Cột B:

a) Người Ấn Độ biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt với nhiều cột sắt không gỉ, đúc tượng Phật bằng đồng cao tới 2m

b) có vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất các thành thị – tiêu vương quốc thành nước Ma-ga-đa

c) đưa đất nước Ma-ga-đa trở lên hùng mạnh

d) Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kỳ thị tôn giáo, thủ tục đặc quyền Hồi giáo

e) ra sức chiếm đoạt ruộng đất Ấn, cấm đoán nghiệt ngã đối với đạo Hin-du

Thống kê thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Ân Độ dưới đây

1. Gúp-ta

2. Hồi giáo Đê-li

3. Ấn Độ Mô-gôn

Hãy trình bày một vài thành tựu chính về chữ viết, văn học, nghệ thuật của Ân Độ thời phong kiến.

- Chữ viết:     

- Văn học:

- Nghệ thuật:

Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện vào

A. những thế kì trước Công nguyên.

B. những thế kỉ đầu Công nguyên.

C. thê kỉ X-XIII.

D. thế kỉ X-XVIII.

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào thời gian

A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.

C. từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. từ nửa sau thế kỉ XVIII.

Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên vương quốc

A. Cham-pa.    

B. Su-khô-thay.

C. Lan Xang.    

D. Pa-gan

Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là

A. Cam-pu-chia    

B. Cham-pa.

C. Khơ-me.    

D. Chân Lạp.

Thời kì Ăng-co kéo dài trong khoảng thời gian

A. thế kỉ V- X.

B. thế kỉ IX - X.

C. thế kỉ IX - XV.

D. thế ki X - XV.

Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là

A. người Thái.    

B. người Khơ-me.

C. người Chăm.    

D. người Lào.

Chủ nhân của cánh đồng Chum ở Lào là

A. người Môn cổ.

B. người Lào Lùm.

C. người Lào Thơng.

D. người Khơ-me.

Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là

A. Khúm Bo-lom.

B. Pha Ngừm.

C. Xu-lin-nha Vông-xa.

D. Chậu A Nụ.

Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian

A.thế kỉ X - XV.    

B. thế kỉ XV - XVI.

C. thế kỉ XV - XVII.    

D. thế kỉ XVI - XVIII.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Các nước Đông Nam Á đều có chung điều kiện tự nhiên là khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây lưu niên.

2. Dấu vết con người thời nguyên thuỷ đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.

3. Các quốc gia nhỏ đã ra đời và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á trong khoảng những thế kỉ trước Công nguyên.

4. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của nước Mi-an-ma sau này.

5. Khu đền tháp Ăng-co Vát là công trình nghệ thuật đặc sắc của đất nước Cam-pu-chia.

Hoàn thành thống kê về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam-pu-chia từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX

1. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI

2. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII

3. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV

4. Năm 1863

Nêu những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co?

Hoàn thành thống kê sau về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX.

1. Thế kỉ XIII

2. Năm 1353

3. Thế kỉ XV-XVII

4. Từ thế kỉ XVIII

5. Cuối thế kỉ XIX

Trình bày những thuận lợi và khó khăn của các nước Đông Nam Á trong việc phát triển nông nghiệp thời phong kiến.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

- Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII:

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX:

Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm (như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á) nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

B. hình thành muộn nhưng phát triển tương đối nhanh,

C. thời gian tồn tại của chế độ phong kiến ngắn

D. không bị tư bản phương Tây can thiệp.

Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là

A. nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các côns xã nông thôn.

B. sản xuất nônơ nghiệp, thủ công nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.

C. ruộng đất do lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.

D. kinh tế cồng thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và lãnh chúa.

C. địa chủ và nông dân lính canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng

A. địa tô.    

B. lao dịch

C các loại thuế.    

D. sưu dịch.

Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là

A. chế độ dân chủ    

B. chế độ quân chủ.

C. chế độ cộng hoà.    

D. quân chủ lập hiến.

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là

A. nông dân không nộp tô thuế cho địa chủ.

B. giai cấp tư sản đòi cải cách.

C. thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

D. kinh tế trong các lãnh địa phát triển.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Chế độ phong kiến ở phương Đông xuất hiện sớm.

2. Chế độ phong kiến ở phương Tây xuất hiện cùng thời với chế độ phong kiến phương Đông.

3. Trong xã hội phong kiến, cư dân ở cả phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp.

4. Hai giai cấp chủ yếu trong xã hội phong kiến phương Đông là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

5. Hai giai cấp chủ yếu trong xã hội phong kiến phương Tây là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

So sánh những nét chính của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu.

Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?

- Giai cấp thống trị:     

- Giai cấp bị trị:

Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy ví dụ ở phương Đông và châu Âu để minh hoạ.

Copyright © 2021 HOCTAP247