Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Lớp 7 SGK Cũ Chương V: Đại Việt Ở Các Thế Kỉ XVI – XVIII

Chương V: Đại Việt Ở Các Thế Kỉ XVI – XVIII

Chương V: Đại Việt Ở Các Thế Kỉ XVI – XVIII

Lý thuyết Bài tập

Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XIV.

Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII. Có những điểm gì mới?

Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.

Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?

Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.

Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?

Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.

Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ

A. cuối thế kỉ XV.    

B. đầu thế kỉ XVI.

C. cuối thế kỉ XVI.    

D. đầu thế kỉ XVII.

Tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là

A. cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân cuối năm 1511.

B. cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512.

C. cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương năm 1515.

D. cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516

Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa là:

A. buộc triều đình phải đề ra những chính sách cải thiện đời sống nhân dân.

B. làm cho nhà Lê ngày càng suy yếu.

C. lật đổ nhà Lê, thiết lập một triều đại mới, tiến bộ.

D. mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc.

Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc được thành lập vào năm

A. 1527.    

B. 1528.    

C. 1529.    

D. 1530.

Nhà Lê bị lật đổ, nhà Mạc được thành lập, song đất nước lại bị phân chia thành

A. miền Nam - miền Bắc.

B. Nam triều - Bắc triều.

C. Đàng Trong - Đàng Ngoài.

D. Bắc Kì - Nam Kì.

Xảy ra cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh là vì

A. sự thống nhất, phát triển của đất nước.

B. xuất phát từ quyền lợi của nhân dân.

C. quyền lợi ích kỉ của các tập đoàn phong kiến.

D. mưu đồ của nhà Thanh muốn làm suy yếu nước ta.

Ranh giới chia cắt đất nước thời Trịnh - Nguyễn phân tranh là

A. sông Gianh (Quảng Bình).    

B. sông Bên Hải (Quảng Trị),

C. luỹ Thầy (Quảng Bình).    

D. sông Hương (Huế).

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) trước các câu sau.

1. Người đã lật đổ nhà Lê, lập ra triều Mạc trong lịch sử dân tộc ta là Mạc Đăng Dung.

2. Vương triều nhà Mạc gọi là Nam triều ; vương triều mới do Nguyễn Kim và các quan tướng cũ của nhà Lê lập nên gọi là Bắc triều.

3. Chiến tranh Trịnh - Nguyên là cuộc chiến tranh phi nghĩa để tranh giành vương quyền giữa các tập đoàn phong kiến.

4. Kết cục của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là tình trạng hai chính quyền: "vua Lê - chúa Trịnh" ở Đàng Ngoài và "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong song song tồn tại.

5. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm cho đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII.

Hãy trình bày những biểu hiện về sự suy yếu của chính quyền nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI.

Thống kê một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu đầu thế kỉ XVI?

Em hãy nêu tên hai cuộc chiến tranh phong kiến ở nước ta hồi thé ki XVI - XVII, thời gian diễn ra, chỉ rõ tác hại của các cuộc chiến tranh đó đối với nhân dân và đất nước ta.

Hãy trình bày tóm lược tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII.

- về chính tri :

- Về xã hội :

Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là

A. chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.

B. quyền hành dần tập trung về tay vua.

C. phủ chúa từng bước lấn át quyền hành của vua.

D. chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa.

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho sản xuẩt ở Đàng Ngoài đến giữa thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng đình đốn, khủng hoảng ?

A. Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh và chúa Nguyễn vẫn tiếp diễn.

B. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt; chính quyền chỉ lo vui chơi, hưởng lạc, không chăm lo đến sản xuất

C. Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm hàng hoá làm cho sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn.

D. Hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra, nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải rời bỏ làng quê phiêu tán khắp nơi.

Tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là các cuộc khởi nghĩa của

A. Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật.

C. Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật.

D. Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ.

Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An là khởi nghĩa của

A. Hoàng Công Chất.    

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Dương Hưng.    

D. Lê Duy Mật.

Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là

A. Hoàng Công Chất.    

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Phan Bá Vành.    

D. Lê Duy Mật.

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. xoá bỏ quyền hành của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hom, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơn sau này.

C. làm sụp đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh.

D. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất đất nước.

Trình bày diễn biến chính và kết quả hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu:

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất:

 

Nêu nhận xét chung vể các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các yêu cầu sau:

- Thời gian, số lượng:

- Phạm vi hoạt động:

- Lực lượng tham gia:

- Kết quả, ý nghĩa:

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là

A. Nguyễn Nhạc.

B. Nguyễn Huệ.

C. Nguyễn Lữ.

D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Khi chúa Trịnh ở Đang Ngoài cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế) Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh vì

A. muốn liên kết với quân Trịnh để tiêu diệt chúa Nguyễn.

B. để tạm yên ở mặt Bắc, dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía Nam.

C. quân Trịnh quá mạnh, quân Tây Sơn không đủ sức chống lại.

D. quân Trịnh mạnh hơn quân Nguyễn.

Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi trong trận

A. Đống Đa.    

B. Ngọc Hồi.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.    

D. Hà Hồi

Trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786), Nguyễn Huệ đã nêu danh nghĩa

A. phù Lê diệt Trịnh.

B. phù Lê diệt Nguyễn,

C. phù Trịnh diệt Nguyễn.

D. phù Nguyễn diệt Trịnh.

Việc quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) đã tạo điều kiện

A. ổn định tình hình xã hội ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

B. thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

C. củng cố chính quyền phong kiến nhà Lê.

D. gồm tất cả các ý trên.

Hoạt động nổi bật của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1786 đến năm 1788 là

A. tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

B. tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn.

C. lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê.

D. lật đổ chính quyền vua Lê

Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Từ giữa thế kỉ XVIII, do sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn, xã hội Đàng Trong lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.

2. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1772 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

3. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn tổ chức 4 lần đánh vào Gia Định.

4. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Hậu từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến với quân xâm lược Xiêm.

5. Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh đã giành được thắng lợi vào ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789).

Điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử về những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1785.

1.... Lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

2.... Hạ phủ thành Quy Nhơn.

3.... Kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.

4.... Bốn lần đánh vào Gia Định.

5.... Bắt giết được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền họ Nguyễn.

6..... Giành được thắng lợi trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược Xiêm.

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788 đã đạt được kết quả như thế nào ?

Tóm tắt nội dung về cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789)?

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nguyên nhân thắng lợi :

- Ý nghĩa lịch sử :

Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở

A. Thăng Long.

B. Phú Xuân (Huế).

C. Hoa Lư (Ninh Bình)

D. Cổ Loa (Đông Anh. Hà Nội).

Để phát triển công thương nghiệp, Quang Trung đã có biện pháp

A. bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, đề nghị nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa".

B. mở thêm chợ búa.

C. thực hiện chính sách "đóng cửa", không thông thương với bên ngoài.

D. mở thêm nhiều làng nghề.

Dưới thời vua Quang Trung, chữ viết chính thức của nhà nước là

A. chữ Hán.    

B. chữ Nôm

C. chữ Quốc ngữ    

D. chữ Hán và chữ Nôm.

Vua Quang Trung chủ trương lập Viện Sùng chính để

A. đề cao việc dạy học.

B. nghiên cứu và viết lịch sử dân tộc.

C. dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.

D. khuyến khích việc nghiên cứu khoa học - kĩ thuật.

Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung đối với nhà Thanh là gì ?

A. Thần phục nhà Thanh.

B. "Bế quan toả cảng", không quan hệ với nhà Thanh,

C. Nhượng bộ nhà Thanh một số quyền lợi về kinh tế.

D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Do chiến tranh, loạn lạc kéo dài nên các chính sách khôi phục kinh tế của vua Quang Trung chưa phát huy hiệu quả.

2. Chiếu Lập học được ban bố thể hiện hoài bão của vua Quang Trung là đé cao việc dạy học, đào tạo nhân tài.

3. Sau kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi, mọi tàn dư của các tập đoàn phong kiến cũ đều bị quét sạch.

4. Quân đội dưới thời vua Quang Trung bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.

5. Với đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết, vua nhà Thanh đã phải công nhận Quang Trung là "Quốc vương", nghĩa là vua của một nước độc lập.

Điền nội dung kiến thức về những chù trưcmg. " của Quang Trung thông qua các chiếu lệnh

1. Ban hành Chiếu khuyến nông

2. Ban bố Chiếu lập học

3. Lập Viện Sùng chính

4. Thi hành chế độ quân dịch

Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm

Copyright © 2021 HOCTAP247