Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Lớp 6 SGK Cũ Chương III: Thời Kì Bắc Thuộc Và Đấu Tranh Giành Độc Lập

Chương III: Thời Kì Bắc Thuộc Và Đấu Tranh Giành Độc Lập

Chương III: Thời Kì Bắc Thuộc Và Đấu Tranh Giành Độc Lập

Lý thuyết Bài tập

Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?

Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?

Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI là gì?

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I - thế kỉ VI

Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I - VI là gì?

Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?

Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?

Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?

Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?

Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Nêu tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào?

Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa.

Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta?

a, Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?

b, Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.

c, Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?

Cuộc đấu tranh của nhân dân trogn thời Bắc thuộc

Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc, theo mẫu sau:

Số thứ tự Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Tóm tắt diễn biến chính Ý nghĩa

 

 

         

Sự chuyển biễn về kinh tế và văn hóa xã hội

a, Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc.

b, Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này.

Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ giành thắng lợi có ý nghĩa gì?

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành

A. hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

B. ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

C. bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố.

D. năm quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và Đạm Nhĩ.

Nhà Hán chiếm Âu Lạc, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao vào năm

A. 110 TCN.    

B. 111 TCN    

C. 112 TCN.    

D. 113 TCN.

Nhà Hán đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ nhằm

A. đồng hoá người Việt thành người Hán.

B. mở rộng địa bàn cư trú của người Hán.

C. tăng cường mối quan hệ thân mật giữa người Hán và người Việt đế dễ cai trị.

D. tất cả các mục đích trên.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm

A. 40.    

B. 41.    

C. 42.    

D. 43.

Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi to lớn nhất là :

A. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa, Luy Lâu.

B. Tô Định hoảng hốt, phải lẻn trốn về Trung Quốc.

C. Quân Hán ở các quận bị đánh tan.

D. Đánh đuổi được quân xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trước các câu sau.

1. Đứng đầu châu Giao là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán.

2. Nhân dân châu Giao ngoài việc nộp các loại thuế, còn phải lên rừng xuống biển tìm kiếm những sản vật quý để cống nộp cho nhà Hán. Nhà Hán còn đưa người Hán sang sinh sống ở các quận Giao Chỉ, Cửu Châu và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

3. Bấy giờ ở huyện Chu Diên có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Mê Linh. Hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn.

4. Mùa xuân năm 39 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

Em hãy nêu những điểm chính trong chính sách cai trị nước ta cỉ bọn phong kiến phương Bắc. Em có nhận xét gì về chính sách đó ?

Trình bày ngắn gọn nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bi Trưng năm 40. Theo em mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì ?

Em hãy trình bày những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở

A. Cổ Loa.    

B. Luy Lâu.    

C. Mê Linh.    

D. Chu Diên.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng đã diễn ra trong thời gian

A. từ năm 40 đến năm 41.    

B. từ năm 41 đến năm 42.

C. từ năm 42 đến năm 43.    

D. từ năm 43 đến năm 44.

Chỉ huy quân xâm lược Hán tấn công đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng là

A. Tô Định.    

B. Mã Viện.    

C. Đoàn Chí.    

D. Hàn Vũ.

Cuộc chiến đấu của quân ta với hai cánh quân địch hợp lại diễn ra quyết liệt ở

A. Hợp Phố.    

B. Luy Lâu.    

C. Mê Linh.    

D. Lãng Bạc.

Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê vào

A. tháng 3 năm 41 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

B. tháng 3 năm 42 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

C. tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

D. tháng 3 năm 44 (ngày 6 tháng Hai

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Trưng Vương xá thuế hai năm liền chọ dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

2. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận bèn cử Mã Viện đưa quân đi đàn áp.

3. Tháng 4-42, quàn Hán tấn công Hợp Phố, Hai Bà Trưng liền kéo quân lên Hợp Phố để nghênh chiến.

4. Tại Cấm Khê, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

5. Tuy đàn áp được cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhưng quân Mã Viện khi đi mười phần, khi về chỉ còn bảy, tám phần.

Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập cho đất nước ?

Trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo cửa Hai Bà Trưng.

Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều trường học, đường phố, quận,... mang tên Hai Bà Trưng.

Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách tổ chức bộ máy cai trị nước ta của phong kiến phương Bắc có điểm khác so với thời kì trước khởi nghĩa là :

A. đứng đầu các châu, quận là quan lại người Hán.

B. ở các huyện, Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ.

C. nhà Hán đưa người Hán sang cai trị trực tiếp các huyện.

D. ở các làng, xã vẫn sử dụng hệ thống chức sắc, chức việc người Việt.

Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao việc chế tạo đồ sắt ở Giao Châu là vì:

A. Nghề buôn bán, rèn sắt đem lại nhiều lợi nhuận cho chính quyền đô hô.

B. Sắt là một mặt hàng quý hiếm thời bấy giờ.

C. nhằm ngăn chặn ý thức phản kháng của người Việt, hạn chế sự phát triển kinh tế ở Giao Châu.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

Mặc dù bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao nhưng nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển là do

A. yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập.

B. hệ thống chính quyền đô hộ quá lỏng lẻo, không có thực quyền.

C. các quan cai trị người Hán ngày càng bị Việt hoá, quyền lợi gắn bó với nhân dân

D. tất cả các lí do trên.

Có một loại vải nổi tiếng của người Giao Châu được gọi là "vải Giao Chỉ", đó là

A. vải lụa tơ tằm.    

B. vải tơ chuối.

C. vải bông.    

D. vải tơ tre.

Thời kì này, có nhiều thương nhân nước ngoài đến nước ta buôn bán, đó là

A. thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ,...

B. thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản

C. thương nhân Ân Độ và các nước châu Âu.

D. thương nhân Mã Lai, Ấn Độ.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước mỗi câu sau.

1. Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Nguỵ - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Nguỵ đô hộ châu Giao và giữ nguyên tổ chức như cũ.

2. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn cho người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

3. Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo phong tục, tập quán của người Hán.

4. Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đật các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

5. Do chính sách hạn chế của nhà Hán nên nền kinh tế Giao Châu không phát triển được.

Hãy nối các mốc thời gian ở cột I với nội dung ở cột II cho phù hợp?

Cột I:

1. Thế kỉ I (từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng) 

2. Từ thế kỉ I 

3. Thế kỉ III

4. Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI 

Cột II:

a) Nhân dân vùng biển đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô

b) người ta đã tìm được nhiéu đổ săt nhu riu, mai, cuốc, kiếm, giáo, nồi gang, chân đèn,...

c) nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện

d) ở Giao châu, việc cày bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta như thế nào ? có điểm gì khác trước ?

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến thế kỷ VI là gì?

Những biểu hiện mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI là gì ?

Xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã phân hoá thành

A. ba tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và nô tì.

B. ba tầng lớp: quý tộc, địa chủ và nông dân công xã.

C. ba tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và thợ thủ công.

D. hai tầng lớp: địa chủ và nông dân công xã.

Thời Bắc thuộc, nông dân công xã bị phân hoá thành

A. hai tầng lớp: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

B. ba tầng lớp: nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và nô tì.

C. hai tầng lớp: nông dân công xã và nô tì.

D. hai tầng lớp: nông dân lệ thuộc và nô tì.

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có những tôn giáo du nhập vào nước ta là

A. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

B. Nho giáo, Đạo giáo.

C. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

Văn hoá Hán và những phong tục, luật lộ của người Hán đã du nhập vào nước ta, tuy nhiên nhân dân ta

A. vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

B. vẫn sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền.

C. tiếp thu chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

D. tất cả các ý trên.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

A. 246.    

B. 247.    

C. 248.    

D. 249.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở

A. Phú Điền (Yên Định - Thanh Hoá).

B. Phú Điền (Triệu Sơn - Thanh Hoá).

C. Phú Điền (Gia Viễn - Ninh Bình).

D. Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá).

Tướng nhà Ngô đem 6000 quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa là

A. Tô Định.    

B. Mã Viện.

C. Lục Dận.    

D. Tôn Tư.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Nho giáo, do Lão Tử lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, vua được coi là "Thiên tử" (con trời) và có quyền quyết định tất cả.

2. Đạo giáo, do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Nho giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không đấu tranh.

3. Phật giáo ra đời ở Trung Quốc cùng thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành tránh điều ác.

4. Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (miền núi Nưa, huyện Yên Định, Thanh Hoá).

Tình hình văn hoá nước ta trong các thế kỉ I - VI có điểm gì nổi bật ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?

Hãy trình bày nét chính về nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.

Thống kê về phân hoá xã hội nước ta ở các thế kỉ I - VI, hãy phát biểu nhận xét của em về sự phân hoá đó.

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chia nước ta thành:

A. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu (Nghệ - Tĩnh).

B. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu, Lợi Châu (Nghệ - Tĩnh),

C. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ - Tĩnh).

D. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ - Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Cuộc khời nghĩa Lý Bí bùng nổ vào

A. mùa xuân năm 541.    

B. mùa xuân năm 542.

C. mùa xuân năm 544.    

D. mùa xuân năm 545.

Kinh đô nước Vạn Xuân được đặt ở

A. vùng CỔ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

B. Hoa Lư (Ninh Bình),

C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Mê Linh (Hà Nội).

Hãy nối thời gian ở cột Ivới sự kiện ở cột II phải cho phù hợp.

Cột I:

1. Mùa xuân 542 

2. Tháng 4-542 

3. Đầu năm 543 

4. Mùa xuân năm 544 

Cột II:

a) nhà lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ 2

b) nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp

c) Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân

d) Lý Bí phất cờ khởi nghĩa

Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nước ta thể hiện ở những điểm nào ? Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ đó ?

Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542?

Trình bày nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi ? Em hiểu thế nào về nghĩa tên gọi "Vạn Xuân" ?

Nhà Lương cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước Vại Xuân vào thời gian

A. tháng 5 năm 544.    

B. tháng 5 năm 545.

C. tháng 5 năm 546.    

D. tháng 5 năm 547.

Sau khi Lý Nam Đế mất

A. nước Vạn Xuân sụp đổ.

B. một số người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế nổi lên tranh giành quyền lực.

C. Triệu Quang Phục tiếp tục chỉ huy kháng chiến.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Ý nào không phản ánh đúng lí do khiến Triệu Quang Phục quyết định rút quân về đóng ở Dạ Trạch (Hưng Yên) ?

A. Đây là vùng Triệu Quang Phục rất thông thạo thuỷ thổ.

B. Đây là vùng có địa thế rất thuận lợi cho việc đánh du kích đế tiêu diệt lực lượng địch.

C. Đây là nơi rất gần để tấn công trị sở của chính quyền đô hộ.

D. Đây là địa bàn hoạt động cũ của Lý Bí thòi kì đầu khởi nghĩa

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau

1. Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cách quản lui về Thanh Hóa.

2. Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí rất tin cậy

3. Năm 560, nhà Lương có loạn, chớp thời cơ đó, nghia quân Lý Bí phản công đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

4. Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Triệu Quang Phục bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc

Làm rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của nhân dân Vạn Xuân đã diễn ra như thế nào ?

Triệu Quang Phục là ai ? Vì sao quân Lương bị đánh bại và nền đi lập của đất nước ta được giữ vững ?

Nước ta bị nhà Đường thống trị từ năm

A. 618.    

B. 619    

C. 620.    

D. 621.

Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Tây đô hộ phủ.    

B. An Nam đô hộ phủ.

C. An Đông đô hộ phủ.    

D. Giao Châu đô hộ phủ.

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là

A. Mai Thúc Loan.    

B. Lý Bí.

C. Phùng Hưng.    

D. Triệu Quang Phục.

Hai cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đều giành được kết quả là

A. đánh đổ chính quyền đô hộ ở một số địa phương, buộc chúng phải co cụm về thành Tống Bình cố thủ.

B. làm chủ được Tống Bình, đánh đuổi quân xâm lược về nước.

C. buộc nhà Đường phải công nhận nước ta độc lập.

D. mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Dưới ách thống trị của nhà Đường, các châu vẫn do người Hán cai trị, các huyện, hương và xã do người Việt tự cai quản.

2. Hằng năm, nhân dân ta phải mang những sản vật quý hiếm như ngọc trai, ngà voi, sừng tê,... sang Trung Quốc nộp cống.

3. Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ, một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh).

4. Phùng Hưng là người ở Hoa Lư. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là Quan lang.

Hãy nối sự kiện ở cột bên phải với thời gian ở cột bên trái cho phù hợp.

Cột I:

1. Năm 618 

2. Năm 679 

3. Đầu thế kỉ VIII 

4. Khoảng năm 776 

Cột II:

a) nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

b) khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

c) nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc..

d) khởi nghĩa Phùng Hưng.

Hãy nêu những điểm chính trong chính sách cai trị nước ta của nhà Đường. Em có nhận xét gì về chính sách đó ?

- Điểm chính trong chính sách cai trị của nhà Đường :

- Nhận xét:

Hãy hoàn thành bảng kê dưới đây về một số sự kiện lớn của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Lơan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam là địa bàn thuộc nền văn hoá

A. Đông Sơn.    

B. Sa Huỳnh.    

C. Óc Eo.    

D. Phùng Nguyên.

Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập vào năm

A. 191-192.    

B. 192- 193.    

C. 193 - 194.    

D. 194-195.

Sau khi giành được độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là

A. Tượng Lâm.    

B. Hoàn Vương.

C. Lâm Ấp.    

D. Cham-pa.

Người Chăm biết dùng trâu, bò kéo cày và sử dụng công cụ bằng

A. đá.    

B. đồng    

C. sắt.    

D. gỗ.

Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa dựa vào

A. nông nghiệp trồng lúa nước.

B. trồng lúa mạch, lúa mì.

C. trồng các loại cây công nghiệp, khai thác lâm thổ sản, đánh cá.

D. buôn bán với các nước trong vùng.

Tôn giáo của người Chăm là

A. đạo Hồi.    

B. đạo Bà La Môn và đạo Phật.

C. đạo Nho.    

D. đạo Thiên Chúa.

Hiện nay ở nước ta có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới ?

A. Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam).

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Cố đô Huế.

D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

2. Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa.

3. Huyện Nhật Nam là địa bàn sinh sống của của bộ lạc Dừa - tức người. Chăm cổ, thuộc nền vãn hoá Sa Huỳnh khá phát triển.

4. Các vua Lâm Ấp đã tổ chức cho người Chăm tiến hành khai hoang nên lãnh thổ không ngừng được mở rộng.

5. Giữa người Chăm và người Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ do nền văn hoá khác nhau nên hầu như không có mối liên hệ gì.

Hãy xác định phong tục tập quán sau đây là của dân tộc nào (Chăm hay Việt - hoặc của cả Chăm và Việt) để điền vào cột bên trái.

1....Tục hoả táng nguời chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biến.

2....Ở nhà sàn.

3....Tục ăn trẩu cau.

4....Nhuộm răng đen.

Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của bộ lạc nào ? Xác định vị trí của huyện Tượng Lâm trên bản đồ. Mối quan hệ giữa người Chăm và cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ như thế nào?

Nước Cham-pa được thành lập như thế nào ?

- Hoàn cảnh :

- Quá trình thành lập :

Hãy tóm tắt những thành tựu cơ bản của Cham-pa trong các lĩnh vực:

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp : + Thủ công nghiệp :

- Văn hoá :

+ Chữ viết:

+ Kiến trúc, điêu khắc (thành tựu đặc sắc nhất)

Năm 179 TCN, An Dương Vương

A.lãnh đạo nhân dân Âu Lạc chống quân Tần thắng lợi.

B. lãnh đạo nhân dân Âu Lạc đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà.

C. tiến hành xây dựng thành cổ Loa.

D. do mất hết tướng giỏi và chủ quan không phòng bị nên bị Triệu Đà đánh bại

Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời

A. thuộc Tần.    

B. thuộc Hán.

C. thuộc Đường    

D. Bắc thuộc.

Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch)

A. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

B. Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa ở Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá).

C. Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

D. Phùng Hưng và em là Phùng Hải đã họp quân, khởi nghĩa ờ Đường Lâm.

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là

A. Nam Việt.    

B. Đại Cồ Việt    

C. Vạn Xuân.    

D. Đại Việt.

Từ năm 179 TCN đến khoảng cuối thế kỉ VIII, nhân dân ta đã mấy lần giành lại được độc lập từ tay phong kiến Trung Quốc ?

A. 1 lần    

B. 2 lần     

C. 3 lần    

D. 4 lần

Thời Bắc thuộc, nước ta bị xoá tên, bị chia ra, nhập vào các quận, huyện của Trung Quốc, với tên gọi là:

A. châu Giao, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ.

B. Giao Chỉ.

C. Cửu Chân.

D. Nhật Nam.

Chính sách thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta là

A. bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tuỷ để làm giàu cho chúng.

B. bắt rất nhiều người tài, thợ giỏi của nước ta đưa sang Trung Quốc,

C. vơ vét cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên, sản vật của nước ta.

D. xoá tên nước ta và biến thành một quận huyện của Trung Quốc, đồng hoá dân ta với âm mưu Hán hoá dân tộc Việt.

Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào đánh đuổi được quân đô hộ, giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước trong thời gian dài nhất ?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.    

B. Khởi nghĩa của Lý Bí.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.    

D. Khởi nghĩa của Phùng Hưng.

Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta

A. truyền thống yêu nước.

B. tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. ý thức vươn lên, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

D. tất cả các ý trên.

Hãy nối ô ở cột A với ô ở cột B cho phù hợp.

Cột A:

1. Năm 179 TCN, nhà Triệu 

2. Năm 111 TCN, nhà Hán 

3. Đáu thế kỉ III, nhà Ngô 

4. Đầu thế kỉ VI, nhà Lương 

5. Năm 679, nhà Đường 

Cột B:

a) tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

b) chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

c) chia nước ta thành: Giao Cháu, Ái Chàu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

d) chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

e) đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

Hãy hệ thống về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

Hãy trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.

Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ

A. triều đình nhà Đường đã công nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.

B. nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.

C. An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường.

D. nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.

Những chính sách của Khúc Hạo nhằm mục đích

A. củng cố quyền lực của họ Khúc.

B. xoá bỏ chế độ thống trị của chính quyền nhà Đường, xây dựng một nước hoàn toàn tự chủ.

C. đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.

D. cả B và C.

Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là

A. Khúc Thừa Dụ.    

B. Khúc Hạo.

C. Dương Đình Nghệ.    

D. Ngô Quyền.

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trước các câu sau.

1. Lợi dụng nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy, đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

2. Khúc Thừa Dụ xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị ; nhân dân đều được yên vui".

3. Khúc Hạo gửi con trai là Khúc Thừa Mĩ sang Nam Hán làm con tin nhằm mục đích hoà hoãn để có thời gian củng cố chính quyền, xây dựng đất nước, phát triển lực lượng chuẩn bị kháng chiến.

4. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng vua, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Hãy nối sự kiện ở cột bên phải với thời gian ở cột bên trái cho phù hợp

Thời gian 

1. Giữa năm 905 

2. Đầu năm 906 

3. Năm 907 

4. Năm 917 

5. Năm 931 

Sự kiện

a) vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

b) một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tổng Bình.

c) Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay.

d) Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay, tiếp tục sự nghiệp của cha

e) Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhàn dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ

Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ ?

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào ?

Copyright © 2021 HOCTAP247