Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc bài ca dao: Mẹ già như chuối ba hương,...

Đọc bài ca dao: Mẹ già như chuối ba hương, Như cơm nếp mật, như đường mía lau. Đường mía lau càng lâu càng ngát, Cơm nếp mật ngào ngạt hương say. Ba hương lây

Câu hỏi :

Đọc bài ca dao: Mẹ già như chuối ba hương, Như cơm nếp mật, như đường mía lau. Đường mía lau càng lâu càng ngát, Cơm nếp mật ngào ngạt hương say. Ba hương lây lất tháng ngày, Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.   Mẹ già như áng mây trôi, Như sương trên cỏ, như lời hát ru. Lời hát ru vi vu trong gió, Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan. Mây trôi lãng đãng trên ngàn, Gió đưa tan hợp, hợp tan, nao lòng. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Cho biết bài ca dao nói về đề tài nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao? Câu 3. Trong bài ca dao, hình ảnh người mẹ già được ví với những gì? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao? Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình trong câu “Mây trôi lãng đãng trên ngàn / Gió đưa tan hợp, hợp tan, nao lòng”? Câu 6. Theo Anh/Chị bài ca dao trên muốn gởi đến người đọc thông điệp gì?

Lời giải 1 :

Câu 1: Tình mẫu tử

Câu 2: Biểu cảm

Câu 3: 

chuối ba hương, cơm nếp mật, đường mía lau, áng mây trôi, sương trên cỏ, lời hát ru.

Câu 4: 

So sánh "Mẹ già như chuối ba hương,"

Tác dụng
Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh sự gần gũi, tình cảm, yêu thương của mẹ và dù lớn tuổi nhưng mẹ vẫn còn rất ngọt ngào

Cho thấy tình cảm yêu thương, sự thaastu hiểu của tác giả dành cho mẹ

Câu 5:

Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình trong câu cho thấy sự lo lắng, trăn trở về tuổi già của người mẹ. Sự yêu thương, trăn trở của người con về tuổi tác của mẹ cho ta hình dung về những yêu thương, trăn trở của con dành cho mẹ. Người con lo lắng về những đổi thay của mẹ theo dòng chảy thời gian và rất đối suy tư về sự "hợp tan, nao lòng, tan hợp" của thời gian. 

Câu 6: Bài ca dao muốn gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương, sự trân trọng dành cho người mẹ của mình. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: đoạn thơ trên nói về đề tài mẹ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm Câu 3: được ví với các sự vật : chuối ba hương, cơm nếp mật, đường mía lau, áng nây trôi, sương trên cỏ, lời hát ru, Câu 4: Biện pháp tu từ Điệp ngữ từ "Mẹ dành" →Tác dụng chung:Làm tăng sức gợi hình gợi cảm,tạo ấn tượng với người đọc →Tác dụng riêng:Nhấn mạnh được sự hi sinh của mẹ.Mẹ sẵn sáng cho con tuổi trẻ,bao công sức và niềm vui của bản thân con đạt được ước mơ.Tạo nhịp điệu cho câu thơ. →Kết luận:Góp phần thể hiện vẻ đẹp của người mẹ. Câu 6: Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên thế gian này. Mẫu là mẹ, tử là con. Tình cảm ấy là những yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hi sinh mẹ và con dành cho nhau. Người mẹ với muôn vàn vất vả hi sinh, người con với muôn vàn quan tâm, lo lắng. Đó đều là biểu hiện đẹp của tình mẫu tử. Thông điệp Hãy biết yêu thương, trân quý và kính trọng mẹ của mình, người đã dãi nắng, dầm mưa vất vả lo lắng cho ta và hãy làm một người con ngoan, hiếu thảo để thể hiện lonhg biết ơn, tinhg mẫu tử rất thiêng liêng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247