Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 viết đoạn văn nghị luận về câu nói của thân...

viết đoạn văn nghị luận về câu nói của thân nhân trung" hiền tài là nguyên khí quốc gia câu hỏi 585428 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn nghị luận về câu nói của thân nhân trung" hiền tài là nguyên khí quốc gia

Lời giải 1 :

Đối với mỗi một quốc gia, muốn phát triển giàu mạnh, bền vững thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Một đất nước với nhiều người tài giỏi, thì sẽ có khả năng làm giàu cho đất nước. Và câu nói: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung có giá trị thúc đẩy vô cùng to lớn về vấn đề này.

Chúng ta hiểu thế nào là hiền tài? Hiền tài nghĩa là những con người tài giỏi, có khả năng làm việc, cùng với sự đức độ, có tâm có đức. Họ có những đóng góp quan trọng và ý kiến đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Những người tài giỏi, có lương thiện sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển phồn vinh của đất nước. Theo như ý kiến của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.” Có thể thấy, đây là một quy luật tất yếu của mỗi quốc gia. Những quốc gia coi trọng con người, luôn xem trọng người tài thì đất nước sẽ phát triển bền vững. Có thể lấy ví dụ như đất nước Nhật Bản, họ luôn khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên thế giới, nhờ vào sự xem trọng hiền tài để phát huy khả năng của họ.

Còn như ở dân tộc ta, câu nói này lại càng khẳng định điều đó. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm với những mất mát, hi sinh để chống lại quân xâm lược, giành lại độc lập tự do như ngày hôm nay. Và để làm được điều đó, chắc chắn không thể không kể đến công lao của những bậc hiền tài, tiêu biểu là Hồ Chí Minh, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt… Nếu như không có những bậc hiền tài, những công thần đó đã đi đúng hướng, thì liệu chúng ta có được như ngày hôm nay hay không? Đó chính là nhờ tài đức của những bậc hiền tài đó. Họ là người tài giỏi, và họ lại có đức, họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình đề cống hiến cho cả dân tộc. Đây đều là những tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo và học tập.

Và điều tác giả muốn nói đến ở đây, không chỉ đơn giản là coi trọng hiền tài. Mà chúng ta cần phải tìm kiếm, đào tạo, phát triển những người có khả năng gánh vác và đóng góp cho quốc gia. Một quốc gia có nhiều hiền tài, người vừa có tài lại vừa có đức, quốc gia đó sẽ nhanh chóng phát triển.

Nhưng để nói và làm lại là hai điều hoàn toàn khác nhau. Thực trạng đáng buồn hiện nay là những người tài giỏi lại không có cơ hội để phát triển vì nhiều lý do. Có thể do môi trường không đủ điều kiện để họ phát triển, cũng có thể do họ không được trao cho cơ hội, định hướng để phát triển đúng đắn. Vậy nên điều chúng ta cần làm hiện nay, đó là làm sao để không để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Chúng ta có người tài, nhưng lại không biết làm sao để phát triển tài năng ấy. Như vậy sẽ rất lãng phí, và quan trọng là ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước.

Qua đây có thể thấy, đối với một quốc gia thì việc xem trọng người tài đức là một việc vô cùng quan trọng. Những quốc gia biết cách sử dụng người tài, sẽ là những quốc gia giàu mạnh. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau cố gắng, để đất nước ta ngày càng có nhiều hiền tài, để đất nước ngày càng phát triển hơn, như câu nói của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”

Cần thiết phải thấy rằng Thân Nhân Trung không viết “nhân tài” mà là “hiền tài”. Theo quan niệm của người xưa, hiền tài là người có cả tài năng và đức hạnh. Hiền tài là những người học rộng, biết nhiều, có tài kinh bang tế thế, là người có phẩm chất đạo đức mẫu mực, vẹn toàn. Về khái niệm “nguyên khí”, trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa đã có nhiều sách như Bạch Hổ Thông, Đường thư…đề cập. Ở đây, Thân Nhân Trung đã vận dụng một cách sáng tạo ý nghĩa trong sách Đường thi, theo đó, có thể hiểu “nguyên khí quốc gia” chính là tinh khí, khí chất, là cái hồn cốt của dân tộc ấy.

Lịch sử các triều đại phong kiến đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hiền tài và sự thịnh suy của các triều đại, của quốc gia. Nhưng chỉ đến Thân Nhân Trung, vấn đề “hiền tài là nguyên khí” của quốc gia mới trở thành một đường lối chiến lược về văn hóa, giáo dục. Đến năm Hồng Đức thứ mười tám (1487), tư tưởng ấy một lần nữa được nhắc lại trong bài kí đề bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi: Nếu không có người tài đông đảo thì làm sao có được sự thịnh trị thanh bình và muốn có nền giáo hóa, đất nước thịnh trị thì cái gốc của nó là phải có hiền tài. Quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” do Thân Nhân Trung đưa ra đã được vương triều phong kiến từ thời Lê Thánh Tông trở đi coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hóa giáo dục.

Từ tư tưởng quý trọng hiền tài trên, các triều đại phong kiến đã nhận ra sự cần thiết phải “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài, bồi đắp thêm nguyên khí”. Thời phong kiến, vai trò của nhà nước mà đứng đầu là nhà vua cực kì quan trọng. Muốn bồi dưỡng hiền tài thì người trên (nhà vua) phải biết chăm lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Đặc biệt, nhà vua phải quan tâm đến việc giáo dưỡng, tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài, có như thế quốc gia mới thịnh trị.

Tư tưởng tiến bộ của Thân Nhân Trung là tư tưởng đúng đắn mọi thời đại. Sau này, khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, việc đầu tiên mà vị vua áo vải này thực hiện cũng chính là việc chiêu hiền đãi sĩ. Vậy nên mới có Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm thừa lệnh Quang Trung viết) ra đời. Và đến nay, khi kinh tế tri thức lên ngôi, chủ trương trọng người tài được nêu cao trước nhất. Để thắp sáng tương lai đất nước, để phát huy sức mạnh dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mọi ưu tiên đặc biệt đều được giành cho giáo dục và đào tạo. Hằng năm, các kì thi tuyển sinh vào đại học vẫn được tiến hành khá nghiêm túc, nhằm chọn chính xác những người có thực tài. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó lý do chủ yếu nhất là hoàn cảnh kinh tế đất nước hiện tại còn nhiều khó khăn nên hiện tượng “chảy máu chất xám” vẫn còn tiếp diễn. Một thực tế khác là nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm ổn định. Thêm vào đó, hiện tượng người có đức, có tài thường bị “chèn ép”, lý thuyết “sống lâu nên lão làng” vẫn được áp dụng trong nhiều công sở…Đó chính là những tồn tại ảnh hưởng lớn đến “nguyên khí quốc gia” và khiến nhiều hiền tài thời nay chịu thiệt thòi, thậm chí bị tổn thương.

Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng đất nước Việt Nam qua bao cuộc chiến tranh, qua bao đau thương, đổ nát có thể vững vàng và ngày nay càng khẳng định vị trí trên trường quốc tế là nhờ một phần lớn ở “công học tập của các cháu” – của những người hiền, kẻ sĩ trong đất nước. Câu nói của Thân Nhân Trung cho đến nay vẫn được truyền nhắc không chỉ bởi tính đúng đắn mà còn bởi nó thực sự xứng đáng là tấm gương để muôn thế hệ trẻ soi vào.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án :

Tư tưởng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thệ hệ ông đnag sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà.

"Hiền tài" được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triền quốc gia.

Thân Nhân Trung từng nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Đây chính là một quy luật có từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo ý kiến của ông thì việc coi trọng hiền tài cũng như phát hiện, phát triển hiện tài để 'đầu tư" là điều cần thiết, không thể lơ là đối với những người lãnh đạo. Người tài đã khó tìm, người hiền tài lại càng khó tìm hơn nữa. Vì hai chữ "hiền tài" đã bao hàm trong nó tài năng và đức độ. Điều cần thiết của mỗi quốc gia dính là trận trọng và phát triển những người có khả năng đưa đất nước đi lên vững bền.

Nhật Bản là một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt giáo dục con người lên hàng đầu. Vì từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tư tưởng này đã được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là đòn bẩy giúp cho đất nước đó có thể phát triển bền vững. Nhật Bản trong những thập kỉ qua đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác.

Thân Nhân Trung khẳng định "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" không phải không có lý dó. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát, hi sinh vì chiến tranh. Lúc đó nếu không có những bậc vĩ nhân như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt...thì liệu đất nước ta có được sự vững bền như ngày hôm nay không. Hiền tài là người đủ đức, đủ tài để gánh vác những trọng trách được giao. Đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cả nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân mình để sống và cống hiến.

Đó là những người đáng ngưỡng mộ và khâm phục, không những có tài mà còn có tấm lòng nhân ái, vị tha bao la.

Ở thời kì nào cũng vậy, nếu xem hiền tài chính là "nguyên khí", là trụ cột thì đất nước đó sẽ có những bước tiến mới. Thân Nhân Trung không chỉ nhấn mạnh khía cạnh "coi trọng" mà còn nhấn mạnh việc "phát hiện, phát triển" những người đủ chí và lực để gánh vác những việc trọng đại của quốc gia. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, có sức ảnh hưởng lớn đến với sự sinh tồn của quốc gia đó.

Có một thực tế đáng buồn hiện nay chính là nhiều người tài không có môi trường để phát triển. Họ không được tạo cơ hội, điều kiện, không có định hướng cụ thể nên tài năng bị thui chột là điều không hiếm có. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng phát hiện ra những người có đủ nhân cách như vậy để đào tạo và tạo cho họ cơ hội để khẳng định mình. Đây là một trong những cách trọng dụng người tài có tính nhân văn sâu sắc. Và đây cũng chính là cách níu giữ nhân tài mà đất nước ta cần áp dụng. Như thế mới không để lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực.

Như vậy, đối với một đất nước thì việc xem trọng hiền tài chính là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ. Hiền tài sẽ là những người cống hiến, vạch đường đi để cho nhân dân ta có thể tiến bước đi lên.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247