I. Mục đích và phương pháp giải thích
Câu 1: Trong cuộc sống, khi không rõ một vấn đề nào đó, người ta cần được giải thích.
Một số câu hỏi:
+ Vì sao phải trồng nhiều cây xanh ?
+ Vì sao phải ăn uống điều độ ?
+ Vì sao phải giữ gìn vệ sinh môi trường ?
Câu 2: Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...
Câu 3: Đọc bài văn Lòng khiêm tốn và trả lời các câu hỏi.
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
II. Luyện tập
Lòng nhân đạo
- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";
- Các ý chính:
+ Lòng nhân đạo - lòng thương người;
+ Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;
+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;
+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;
+ Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo
+ Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.
+ Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.
Đọc thêm
Óc phán đoán và thẩm mĩ
- Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mĩ (rung động thẩm mĩ);
- Các ý chính:
+ Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;
+ Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí;
+ Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.
Tự do và nô lệ
- Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ";
- Các ý chính:
+ Loài người hơn loài vật là có quyền tự do;
+ Không có tự do, người ta cũng chỉ như súc vật;
+ Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;
+ Nô lệ trái với tự do;
+ Không tự do tức là chết.
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Giải thích là một nhu cầu to lớn trong đời sống, làm cho người khác hiểu rõ những điều chỉ ta biết.
2. Giải thích một sự vật, hiện tượng nào đó cần chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của nó. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định,...
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Trong đời sống, khi chưa rõ một điều gì đó, người ta cần được giải thích.
2. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực hành vi của con người. Ví dụ :
- "Thế nào là hạnh phúc" ? Có nhiều quan niệm về hạnh phúc : "Hạnh phúc là đấu tranh" (Mác); hạnh phúc là đạt được mục đích chân chính,...
- "Trung thực là gì" ? Là không gian dối, là dám nói những ý nghĩ, sẵn sàng trình bày quan điểm của mình,...
- "Có chí thì nên" : Người có chí là người dám vượt lên mọi khó khăn gian khổ, bền bỉ rèn luyện, học tập và phấn đấu,...
3. Trong bài văn Lòng khiêm tốn:
a) Vấn đề giải thích là lòng khiêm tốn. Để giải thích về điều này, tác giả đã dùng lập luận và lí lẽ làm sáng tỏ khái niệm và những biểu hiện của lòng khiêm tốn, phân tích lí do tại sao phải khiêm tốn và cần khiêm tốn như thế nào.
b) Những câu định nghĩa :
- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi,...
c) Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn chính là những cách giải thích có hiệu quả.
d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích.
Qua những điểm trên, có thể hiểu : Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các vấn đề cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm cho người đọc.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Trong bài Lòng nhân đạo :
- Vấn đề được giải thích là lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích trong bài : Tác giả đi từ khái niệm "lòng nhân đạo" đến việc đưa ra những cảnh khổ khiến mọi người xót thương để làm ví dụ về lòng nhân đạo, rồi khái quát sự cần thiết phải có lòng nhân đạo : "Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy".
Chúc em học tốt ^^
( Mong Admin đừng xóa )
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247