Tỏ lòng liên hệ với:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông".
(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ) -> đều nói về chí lập công danh, cống hiến cho đất nước .
Nhàn liên hệ với:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. -> đều là gạt bỏ cuộc sống bon chen chốn quan trường, hướng về cuộc sống an nhàn, thanh tịnh
( Dại khôn - Nguyễn bỉnh khiêm)
Cảnh ngày hè liên hệ với:
Bui có một lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
( Thuật hứng) -> nói về tấm lòng 1 lòng hướng về dân về nước, ngày đêm không yên vì lo cho nước.
Đọc tiểu thanh kí liên hệ với truyện kiều: đều là tiếng khóc cho số phận người con gái bất hạnh.
Tỏ lòng:
Liên hệ người tráng sĩ:
“Áo chàm đỏ tựa rang pha
Người chàng sắc trắng như là tuyết in”.
Người tráng sĩ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm là người tráng sĩ mang vẻ đẹp lãng mạn trong nỗi nhớ nhung của người chinh phụ nơi quê nhà. Còn ở “Thuật hoài”, ta lại thấy tác giả khắc sâu vào khí phách, làm bật lên không khí thời đại, thể hiện sự hài hòa của hình ảnh con người, anh hùng cá nhân với đội quân đông đảo, hùng hậu, ba quân.
Liên hệ chí làm trai:
Trong văn học trung đại, ta đã nhiều lần được nghe tới chí làm trai:
Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho thỏa sức anh hùng trong bốn bể”.
Cảnh ngày hè:
Liên hệ cụm "thuở ngày trường":
Ta lại nhìn thấy được ý nghĩa "thuở ngày trường" tương đồng với “hạ nhật trường" trong thơ của Cao Biền thời Đường:
“Lục thu âm nồng hạ nhật trường"
(Cây xanh bóng rợp ngày hè dài)
Liên hệ về bông hoa thạch lựu:
Đều lấy tâm điểm là những bông hoa thạch lựu đỏ như những đốm lửa nhưng nếu Nguyễn Du gợi tả được màu sắc qua phép điệp âm”lửa lựu lập lòe” trong câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều) thì hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi còn có cả nhựa sống dồi dào bên trong đang “phun” tỏa, phát lộ ra ngoài.
Liên hệ về nỗi niềm củ tác giả:
Nguyễn Trãi rảnh rỗi nhưng không hề thanh thản, ông nhàn thân nhưng không nhàn tâm, trong lòng nhà Nho chân chính ấy luôn canh cánh nỗi niềm dân nước:
“Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc ưu lạc.”
(Lo trước cái lo của thiên hạ
Vui sau cái vui của thiên hạ)
Nhàn:
Liên hệ về quan niệm "dại" và "khôn":
Đã có lần ông viết:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại mà thật thà ấy dại khôn”.
Liên hệ về câu "Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao":
Phú quý tiền bạc đối với ông chỉ là cuộc sống của những kẻ xấu xa, tầm thường. Điều đó ông vẫn căm ghét và phê phán trong bài thơ “Thói đời”:
“Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui”.
Độc tiểu Thanh kí:
Liên hệ về tấm lòng của tác giả:
Mộng Liên Đường chủ nhân có nói: “Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” Thật vậy , tấm lòng Nguyễn Du luôn canh cánh lo cho con người,ông vui với niềm vui của con người, đau cùng nỗi đau con người, phải khóc, phải cười, phải trăn trở với con người.
Liên hệ về sự tài hoa nhưng bạc mệnh:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Liên hệ về thơ của thế hệ con cháu nhớ đến Nguyễn Du:
“Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người.”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247