Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của...

Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm Các bạn làm hộ mình với ạ ❤️ câu hỏi 3528039 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm Các bạn làm hộ mình với ạ ❤️

Lời giải 1 :

Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nên em rất thích bài thơ này.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.

I. Đôi nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thảo luận

Lời giải 2 :

a) Mở bài- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:+ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một nhà thơ lớn của dân tộc thế kỉ XVI sống trong xã hội đầy bất công, luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người và quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.+ Bài thơ Nhàn là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả.
b) Thân bài* Khái quát về bài thơ- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ là bài số 73 trong tập thơ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi” ra đời sau khi tác giả cáo quan về ở ẩn.- Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Xem thêm: Ngày 19/11 Là Ngày Gì Đối Với Bts, 19/11 Là Ngày Gì

* Phân tích hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm“Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nào”- điệp số từ "một" : một mình, lẻ loi- mai, cuốc, cần câu : những vật dụng quen thuộc, đơn giản, thô sơ của người dân lao động dùng để đào đất, xới đất, câu cá.-> Hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi.- “Thơ thẩn” : ung dung, tự tại, chăm chú, tỉ mẩn- “dầu ai” : mặc cho ai-> Sự khác biệt trong sở thích, lối sống của tác giả: Mặc cho ai có cách vui thú nào, ta cứ thơ thẩn giữa cuộc đời này, sống theo cách riêng của ta, ung dung, thảnh thơi.
=> Cụ Trạng trở về sống giữa chốn thôn quê để hòa hợp với tự nhiên như một lão nông chi điền nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.* Phân tích hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn, người đến chốn lao xao"- Nghệ thuật đối: "ta" với "người", "khôn" với "dại", "vắng vẻ" với "lao xao" -> sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời+ “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.+ “Chốn lao xao” : nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.-> Ông tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý-> Theo tác giả, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình.=> Cách nói ngầm dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, thể hiện sự tự tin đầy bản lĩnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
=> Quan niệm sống “lánh đục tìm trong”.* Phân tích hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà"Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao""măng trúc", "giá" : những thức ăn "cây nhà lá vườn" dân dã quen thuộc do chính tác giả làm ra.- "tắm hồ sen", "tắm ao" : tác giả cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê.-> Sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống và sinh hoạt, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.- Sự xuất hiện của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông => Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, tự do, thoải mái, hòa quyện với thiên nhiên suốt 4 mùa của tác giả.* Phân tích hai câu kết: Triết lí sống nhàn"Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắpNhìn xem phú quí, tựa chiêm bao"- Điển tích giấc mộng đêm hòe của Thuần Vu Phần -> phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.- “nhìn xem” : một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại” -> Cái nhìn của một bậc đại nhân đại trí, ông nhìn phú quý bằng ánh mắt coi thường, khinh bỉ, không đáng để ông suy nghĩ, bận tâm tới.=> Tác giả tìm đến rượu để say để chiêm bao và để nhận ra rằng cuộc sống công danh phú quý chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua vô nghĩa, cái vĩnh hằng bất biến còn mãi với thời gian là chính là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp nhân cách của con người.=> Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh những vinh hoa quyền quý thoát khỏi vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư thái.* Đặc sắc nghệ thuật:- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật- Ngôn ngữ giản dị hàm súc giàu tính triết lí- Cách ngắt nhịp linh hoạt độc đáo- Nghệ thuật đối, điệp, liệt kê, từ láy- Sử dụng điển tích điển cố- Cách nói ngược nghĩa đùa vui hóm hỉnh.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247