@Gaumatyuki#
Bài 1:
Câu 1:
- Đề bài trên thuộc kiểu bài '' Nghị luận chứng minh ''
- Đề bài yêu cầu chứng minh vấn đề về lòng biết ơn
Câu 2:
- Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
- Xét về nghĩa đen, hai từ ''Ăn quả'' là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn '' kẻ trồng cây'' chính là người bỏ công để làm nên. Từ ''nhớ'' trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' cũng tương tự như thế. ''Uống nước'' đồng nghĩa với ''ăn quả'', ''nguồn'' đồng nghĩa với ''kẻ trồng cây''.
Câu 3:
___ BONUS VÀI CÁI __
* Luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ):
- Những tấm gương tiêu biểu cho người có ý chí, như là:
+ Bác Hồ: người là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc luôn có nghị lực vươn lên
+ Anh Nguyễn Ngọc Kí: người thầy giáo từng là một học sinh bị liệt cả hai tay phải tập viết bằng chân mà vẫn thành công
+ Hoặc là một số người nổi tiếng khác …
- Trong trường lớp, những người bạn xung quanh ta cũng có chí vươn lên để đạt thành tích học tập cao
- Bản thân ta, có những biểu hiện của người có ý chí
>>> BONUS ĐOẠN VĂN !
( 1 ) Dẫn chứng: Thật vậy, nếu trong cuộc sống, không có ý chí và nghị lực thì tất cả đều chỉ là vô vọng, không có một khát khao thành công. Từ đó, cuộc sống ta sẽ dần trở nên vô vị và không có mục đích sống nữa. Giá trị của ý chí là rất lớn, nó khẳng định tinh thần cao đẹp và đáng quý của mỗi con người. Nó còn nói lên sự mong muốn cho những khát vọng to lớn hơn mà lại ít được chú ý. Trong nhiều lĩnh vực như đối với học sinh, chúng ta vẫn cần có ý chí để chăm học hơn, để đạt được thành tích cao hơn trong bước đầu của con đường học vấn. Hay là trong sự nghiệp, thời thanh niên - sự nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tương lai về sau của mỗi người. Vì thế mà ta cũng cần phải có chí để tạo ra những hướng đi đúng đắn trên con đường này và sẽ đạt được thành công
( 2 ) Dẫn chứng: Ở đời, để thành công thì phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu cho chân lí ấy. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, là người cha già thân yêu của dân tộc. Chẳng ai có thể một bước mà tiến đến con đường đứng đầu để dẫn dắt một đất nước. Mấy ai hiểu được vị trí của một vị chủ tịch là như thế nào và phải làm việc vất vả. Đường đường là một vị chủ tịch quyền cao chức trọng là lại phải ra sức bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước. Bác phải là người có ý chí rất lớn mới có thể làm được những việc ấy, lẫn trốn trong đám giặc để sang các nước khác tìm lối sống cho dân tộc để đất nước phát triển hơn nữa. Hay là anh Nguyễn Ngọc Kí một thầy giáo nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ngày còn nhỏ, anh đã bị tật nguyền cả hai tay phải tập viết chữ bằng chân. Chao ôi ! Cảm thấy thật cảm thương đối với những hoàn cảnh đặc biệt ấy. Càng cảm thương trước tình cảnh của họ tôi càng cảm thấy mình phải nên cố gắng hơn nữa.
( 3 ) Dẫn chứng: Trong nhiều lĩnh vực, con người đều có một khát vọng riêng mình. Mà mỗi khát vọng ấy chình là sự thành công hơn người và cũng chính lẽ đó mà ý chí là rất quan trọng. Chẳng hạn như trong học tập, học sinh muốn giỏi, muốn hay hơn bạn bè thì phải bỏ sức ra mà tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn bạn của mình. Để khi đó, những kiến thức mà ta biết được có lẽ sẽ nhiều hơn và phải áp dụng vào những việc làm tốt. Hoặc là trong sự nghiệp của một số thanh niên, ai cũng có ước muốn giàu sang, phú quy, quyền cao chức trọng. Nhưng ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn nhưng nếu vượt qua khó khăn ở hiện tại thì đó chính là bước tiến cho thành công ở tương lai. Cũng giống như việc trồng cây, nếu từ một hạt giống nhỏ mà ta cố gắng, kiên trì mà trồng thành một cái cây thật to thì sau này quả sẽ đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đó là dẫn chứng tiêu biểu cho câu tục ngữ '' Có chí thì nên '' mà ai ai cũng biết.
Đề 2:
* Luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ):
( 1 ) Dẫn chứng: Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
( 2 ) Dẫn chứng: Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ có họ. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn.
( 3 ) Dẫn chứng: Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Câu 4:
- Câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.
Câu 5:
- Gồm có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề và câu tục ngữ
+ Thân bài: Chứng minh vấn đề, câu tục ngữ
+ Kết bài: Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ và rút ra bài học
Bài 2:
* Mở bài: Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
* Kết bài: Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247