Trang chủ GDCD Lớp 8 Cầu 7: Thế nào là pháp luật và kỉ luật?...

Cầu 7: Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Những câu ca dao, tục ngữ về pháp luật và kỉ luật? cư? Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật? Câu 8: a) Có ý kiến c

Câu hỏi :

Chỉ mik với ạ……………..

image

Lời giải 1 :

Câu 7 :

- Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Ví dụ: Cấm buôn bán ma túy, động vật quý hiếm…

- Kỉ luật là những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn. Ví dụ: Nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học.

Những câu ca dao , tục ngữ :

" Bất cứ chuyện gì cũng đều phải có kỷ luật "

" Kỷ luật là nấc thang để đạt được mọi thứ. "

" Đất có lề, quê có thói "

" Nước có vua, chùa có bụt "

Câu 8 :

a. em không đồng ý vì khi tôn trọng người khác là một điều đẹp , khi bt tôn trọng họ sẽ được họ tôn trọng lại .

b. + Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.

    + Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

    + Tôn trọng mọi người

c. + Rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.

   + Thật thà; trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 7 :

Thế nào là pháp luật và kỉ luật ?

-Pháp luật là quy tắc sử xự chung, có tính chất bắt buộc, do nhà nước ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

-Kỉ luật là những quy định quy ước ở một tập thể, ở một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn.

Những câu ca dao tục ngữ về pháp luật , kỉ luật ?

-Nước có vua, chùa có bụt

-Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

-Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

-Bênh lí, không bênh thân.

-Đất có lề, quê có thói.

Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật ?

Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung

Câu 8 :

a, Tôn trọng người khác không phải là tự hạ thấp mình (không đồng ý với ý kiến trên). Vì nếu ta tôn trọng người khác thì mình mới nhận được sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn.

b,

-Lắng nghe, tôn trong ý kiến của người khác .
-Giữ bí mật không nên tiết lộ chuyện gia đình của họ .
-Không nên xúc phạm chửi rủa gia đình họ
-Tránh tham gia vào những việc không tham gia đến mình .
-Đi nhẹ nói khẽ
-Cảm thông chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh

c, Là một học sinh chúng ta cần làm để có đức tính tôn trọng người khác là:

a) Với ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi:

- Kính trọng.

- Vâng lời.

- Lễ phép.

b) Với bạn bè:

- Chan hòa.

- Đoàn kết.

- Yêu thương.

- Giúp đỡ.

- Cảm thông lẫn nhau và tôn trọng sở thích lẫn nhau.

c) Với anh, chị, em:

- Đoàn kết.

- Yêu thương.

- Chia sẽ.

- Nhường nhịn.

d) Ở nơi công cộng:

- Tuân thủ, thực hiện tốt nội quy nơi công cộng.

- Không để người khác bực mình, nhắc nhở.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247