phrăng :
câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Học tốt nhé em! ^^
cậu bé Phrăng :
Phrăng là một cậu bé vô tư, hồn nhiên tuy còn ham chơi. Nhưng cậu cũng là người có lòng yêu nước thiết tha và sâu sắc. Khi nghe thầy Ha - men thông báo rằng hôm nay là buổi học cuối cùng, cậu đã vô cùng ngạc nhiên, hoảng sợ và ân hận, tức giận với bản thân mình vì đã phí hoài những buổi học quý giá. Để rồi hôm nay khi phải nói lời tạm biệt, tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ như đang trỗi lên, sống lại trong cậu. Qua đó thể hiện tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước nồng nàn, tình yêu trường yêu lớp và cả người thầy giáo thân của cậu bé Phrăng. Phrăng thật là một cậu bé đáng mến.
thầy Ha-men :
Thầy Ha - men là một người thầy giáo rất tâm huyết và tận tụy với nghề. Thầy cũng là một người có lòng yêu nước sâu sắc và thiết tha. Vì có ai không yêu nước mà có thể cảm nhận được sâu sắc chìa khóa để thoát khỏi chốn lao tù chính là học - học tiếng Pháp. Bởi nếu đến ta mà còn không thể nói lên được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì chẳng khác nào không nói lên được tiếng đòi độc lập, chủ quyền. Nhưng chi tiết cuối cùng làm chúng ta xúc động hơn cả. Khi trống báo hiệu hết giờ, thầy Ha -men choáng voáng đứng không vững, thầy dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247