Câu 1
Câu nói đã khẳng định tầm quan trọng, sức mạnh và giá trị thiêng liêng của tiếng nói dân tộc, đặc biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, nếu họ vẫn còn tiếng nói của mình, tiếng nói ấy sẽ giúp dân tộc không đánh mất bản sắc của mình. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ
Câu 2
Câu nói của thầy Ha-men với Phrăngchính là lời thầy bộc bạch lòng mình đồng thời cũng đem đến cho người đọc bài học nhân văn sâu sắc. Việc quân Đức chiếm đóng vùng An-dát – Lo-ren và tiếng Pháp sẽ không được dạy ở các trường học trong vùng nữa đã khiến thầy vô cùng đau buồn và xúc động. Những xúc động đó cho thấy thầy Ha-men là người có tình yêu sâu sắc với nghề nghiệp, có ý thức công dân, tinh thần yêu nước rất cao. Người đọc nhận thấy rằng giá trị lớn lao của tiếng nói dân tộc qua câu nói của người thầy ấy. Tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, được vun đắp qua hàng nghìn năm. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói dân tộc ta qua bốn ngàn năm lịch sử là biểu hiện cho sức sống bất diệt của dân tộc. Kể cả trải qua chiến tranh, thứ tiếng ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị và ngày càng phát triển phong phú hơn. Chúng ta có quyền tự hào vì tiếng Việt giàu và đẹp, đồng thời phải luôn trau dồi khả năng của mình, biết yêu lấy tiếng nói thiêng liêng của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247