Trang chủ Hóa Học Lớp 9 Bài 3: (2,0điêm) Hãy giải thích các trường hợp sau...

Bài 3: (2,0điêm) Hãy giải thích các trường hợp sau đây a. Vì sao đá vôi (CaCO3) được chọn làm nguyên liệu điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm? b. Có th

Câu hỏi :

Giải giúp mình với Cần gấp lắm ạ

image

Lời giải 1 :

3/ 

a, Đá vôi rẻ, dễ kiếm, tác dụng tốt với axit tạo khí CO2 nên dùng để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm. 

b, Vì khí amoniac, hidro clorua tan tốt trong nước nên không được thu bằng cách đẩy nước. 

c, Đối với các khí nhẹ hơn không khí, phải thu khí bằng cách úp bình xuống (CH4, H2). Đối với các khí nặng hơn không khí, phải thu khí bằng cách ngửa miệng lên (O2, Cl2). 

4/ 

Vị trí: 

- A: ô 16, chu kì 3, nhóm VI. 

- B: ô 19, chu kì 4, nhóm I. 

a,

Cấu tạo nguyên tử: 

- A: điện tích hạt nhân 16+, nguyên tử có 16p, 16e, 3 lớp e, 6e lớp ngoài cùng. TCHH đặc trưng là tính phi kim. 

- B: điện tích hạt nhân 19+, nguyên tử có 19p, 19e; 4 lớp e, 1e lớp ngoài cùng. TCHH đặc trưng là tính kim loại. 

b, 

A: S 

B: K 

=> có phản ứng với nhau. 

$2K+ S \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow K_2S$  

5/ (hình)

image

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 a) Thứ nhất , về giá thành thì CaCO3 ( đá vôi) rất rẻ , được sử dụng rộng rãi trong đời sống bây giờ

     Thứ hai CaCO3 dễ nghiền nhỏ , giúp phản ứng xảy ra hoàn toàn

b) Bởi vì tính tan trong nước của CO2 rất thấp , bởi vậy có thể thu khí CO2 qua nước

Nhưng với 1 số chất khí như NH3, HCl , ... thì tính tan trong nước của những chất khí này rất cao nên không thể thu được

c) Bởi Vì M CO2 = 44 g/mol > M không khí = 29 nên khí CO2 nặng hơn không khí bởi vậy phải đặt miệng bình ở trên mới có thể thu được CO2

Với những chất khí có M < M kk = 29 ( Vd H2 ) thì phải đặt ngược bình ( miệng ở dưới ) mới thu được

Bài 4

STT của A là 16 :

-số hiệu  nguyên tử = 16

- Tên nguyên tố : Lưu huỳnh 

- nguyên tử khối : 32

- có tính phi kim

 STT của B là 19 

- số hiệu nguyên tư 19

- Tên nguyên tố : Kali

- nguyên tử khối : 39

-  có tính Kim loại 

2 chất này có phản ứng được với nhau

2K + S --to--> K2S

Bài 3

nSO2 = 0,1 mol 

nH2O = 0,1 mol

ÁP dụng ĐLBT Khối lượng mO2 = mH2O + mSO2 - mA

= 0,1.64 + 1,8 - 3,4 = 4,8

⇒nO2 = 0,15 

BTNT với S H và O

nS = nSO2 = 0,1 mol

nH =  + 2nH2O = 0,2 mol

nO = 2nSO2 + nH2O -2nO2 = 0,1.2+0,1-0,15.2=0

⇒CTTQ của A là HxSy

có x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2 : 1

⇒ CT đơn giản nhất là (H2S)n

Mặt khác nA = 5/22,4 =25/112 mol

có MA = 34n = 7,59/(25/112) = 34

⇒n =1

⇒ CT của A là H2S
H2S + 3/2O2 --to--> SO2 + H2O

nO2 = nH2S.3/2 = 25/112  .3/2=75/224 mol

⇒ VO2 = 7,5 lít

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247