Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh tính đúng đắn câu tục ngữ: Đi một...

Chứng minh tính đúng đắn câu tục ngữ: Đi một ngày học một sàng khôn.Hãy lập dàn ý cho bài trên câu hỏi 609224 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chứng minh tính đúng đắn câu tục ngữ: Đi một ngày học một sàng khôn.Hãy lập dàn ý cho bài trên

Lời giải 1 :

bn tham khảo,

1. MB

_Tục ngữ là túi khôn của dân gian. Nó chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý báu của cha ta như về thiên nhiên, lao động sản xuất. Không những thế, tục ngữ còn gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp, bài học sâu sắc. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với câu tục ngữ ''Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn''. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng chứa hàm ý.

2. TB

a, Giải thích nghĩa câu tục ngữ

*Nghĩa đen:

- Đi : đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ, .... và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội.

_ Sàng khôn : là những kiến thức bổ ích, sự chắt lọc, tiếp nhận những kiến thức tinh túy, tốt đẹp ở bên ngoài để trau dồi sự hiểu biết và kiến thức của bản thân mình

* Nghĩa bóng :

_ Bên ngoài xã hội, có nhiều điều cần phải học tập

_ Phải biết mở mang kiến thức, ko ngừng học tập

_ Biết đc tầm quan trọng của việ tự học và việc học.

b, Chứng minh

* Dùng lí lẽ để chứng minh

- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng

- Đi càng nhiều càng tốt

_ Ko phải ai đi nhiều cũng tốt

- ....

*Dùng dẫn chứng để chúng minh 

c, Bàn luận mở rộng vấn đề

_ Phê phán những người lười học, ko có tinh thần học tập ... và ca ngợi những người chăm học...

3. KB

_Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ

_ Rút ra bài học hành động

_ Rút ra bài học nhận thức

Thảo luận

Lời giải 2 :

Dàn ý: * Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu được câu tục ngữ Gợi ý: Đi từ chung đến riêng: từ kho tàng tục ngữ Việt Nam …đến câu tục ngữ … một cách mở rộng tầm hiểu biết: học từ sự trải nghiệm thực tế cuộc sống. *Thân bài: - Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) + “Đi một ngày đàng”: Con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. + “Sàng”: Chỉ một loại đồ vật bằng tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch hết trấu, lọc tấm và hạt sạn cho gạo. + “Học một sàng khôn” là thu lượm và chọn lọc nhiều điều bổ ích từ thực tiễn. + Cả câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là ngoài việc tiếp nhận những kiến thức ở sách vở, con người cần tìm hiểu thế giới bên ngoài để được trải nghiệm thực tế, để học hỏi có chọn lọc những điều điều mới lạ, bổ ích. - Chứng minh (Biểu hiện + Tác dụng) + Trong thực tế: · Đi nhiều sẽ giúp ta tự tìm hiểu một cách trực tiếp, chân thực những kiến thức mà mình đã được học hoặc chưa biết đến trước đó (nêu dẫn chứng bản thân) · Bổ sung cho mình thêm nhiều kĩ năng sống hữu ích. (nêu dẫn chứng) · Được trải nghiệm đồng thời trau dồi thêm các kiến thức về phong tục cũng như văn hóa riêng biệt của các vùng miền. (dẫn chứng) · Trải nghiệm nhiều ta sẽ có thêm nhiều niềm hứng thú và say mê hơn, thêm sáng tạo và việc tiếp thu, việc lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn. (Học sinh có thể lấy những dẫn chứng từ những trải nghiệm ngoại khóa của bản thân cùng gia đình hoặc cùng bạn bè)… + Trong lịch sử: · Các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình đời sống của dân chúng. · Các nhà văn, nhà thơ đi nhiều để có thêm vốn sống để sáng tác, chẳng hạn nhà văn Nguyễn Tuân, nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu… · Bác Hồ năm xưa đã có nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường con đường giải phóng cho đất nước. Mỗi nơi đi qua, Bác đều tự mình tìm tòi, học hỏi bởi vậy Người thành thạo rất nhiều ngôn ngữ và am hiểu những đặc điểm văn hóa khác nhau của nhiều quốc gia,... (Học sinh có thể trình bày theo cách liệt kê dẫn chứng hoặc đi sâu phân tích một vài dẫn chứng cụ thể). - Phê phán còn có những bạn trẻ lười trải nghiệm… (nêu một vài biểu hiện) - Mở rộng: Trải nghiệm nhiều nhưng cần có sự chắt lọc, lựa chọn kĩ càng những gì tốt đẹp và bổ ích nhất nhằm hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. * Kết bài: - Khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của câu tục ngữ: câu tục ngữ là lời nhắc nhở muốn có kiến thức sâu rộng cần sống thực, phải đi nhiều, phải trải nghiệm để thu lượm tri thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn và vốn hiểu biết của bản thân. - Học sinh liên hệ bản thân

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247