Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:...

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “… Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “… Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu song gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…” (Trích “Trao duyên”- Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục- 2006) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên. .(0,5 điểm) 2. Nêu các ý chính của văn bản. .(1,0 điểm) 3. Vì sao Kiều là chị mà phải cậy, chịu, lạy, thưa với Vân? Ý nghĩa của các từ ngữ đó là gì?.(1,0 điểm) 4. Sau lời nhờ “cậy” ấy Kiều đã “thưa” với Vân chuyện gì? .(0,5 điểm) 5. Kiều đã đưa ra những lí lẽ và tình cảm gì để thuyết phục Vân nhận lời trao duyên. .(0,5 điểm) 6. Nêu ý nghĩa của các điển tích: keo loan, tơ duyên và các thành ngữ: tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối. .(1,0 điểm) 7. Kiều cố gắng thoát khỏi nỗi đau khổ của mình bằng cách trao lại những kỉ vật cho Vân. Đó là những kỉ vật nào? Những kỉ vật ấy có ý nghĩa như thế nào với Kiều? .(1,0 điểm) 8. Khi trao kỉ vật cho Vân, tâm trạng của Kiều thế nào?Ý nghĩa của các từ: duyên- giữ, vật- của chung? .(1,0 điểm) 9. Vì sao Kiều lại nhận mình là người mệnh bạc? .(0,5 điểm) 10. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng, tâm trạng của Kiều khi phải trao duyên cho em.(3,0 điểm)

Lời giải 1 :

C1. PTBĐ tự sự

C2. 

- Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

C3. 

 - Nguyễn Du dùng những từ ngữ rất đắt này để thể hiện tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này. 

C4. 

 - Chuyện trao duyên lại cho Thúy Vân, mong Thúy Vân có thể thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

C5.

- Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ :

 + Nhờ vào tuổi xuân của em

 + Nhờ vào tình máu mủ chị em

 + Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

C6.

 - " Keo loan" là keo chế bằng máu của chim Loan,keo này có độ dính cao.

 - " Tơ duyên" sợi tơ hồng ràng buộc đôi trai gái; chỉ tình yêu nam nữ, tình duyên vợ chồng.

- " Tình máu mủ" chỉ thân thiết, có cùng huyết thống

-  " thịt nát xương mòn" nói đến cái chết

- " ngậm cười chin suối" dù có chết cũng thấy mãn nguyện.

C7.

 - Kỉ vật được trao lại

 + chiếc vành

 + bức tờ mây

⇒ Những kỉ vật đó chứng minh tình yêu của Thúy Kiều - KIm Trọng

C8. 

 -  đau xót, nát tan cõi lòng, tuyệt vọng bế tắc.

- Từ “của chung” kỷ vật trao thì đã thành của chung. Trao kỷ vật cho Vân nên những kỷ vật nay như thể Kim – Kiều – Vân.

- Duyên này chính mối tình giữa nàng và Kim Trọng. Mối tình này nàng chỉ nhờ Vân “giữ”, không hoàn toàn trao hẳn cho Vân.

C9.

 - Vì mất đi tình yêu, mất đi hy vọng cuộc đời nàng giờ đây không còn ý nghĩa. Đau đớn hơn, Kiều lại là người chính tay dập tắt mối tình mới nhóm ấy. Vậy nên mới nhận mình là người bạc mệnh.

C10.

 Thúy Kiều là một người phụ nữ " tài sắc vẹn toàn" nhưng lại chịu số phận bạc mệnh. Nàng đã phải bán mình chuộc cha nên phải cắt bỏ mối tình với chàng KIm. Nhưng nàng không muốn là người phụ chàng nên đã nhờ cậy người em gái của mình là Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Việc trao duyên lại không hề dễ dàng với nàng. Dù đã dứt lòng rồi nhưng khi nhắc đến chàng Kim, trao lại những kỉ vật tình yêu thì nàng thấy xót xa cho thân phận của mình, tan nát cõi lòng vì chính nàng đã dạp tắt mối tình mới nhóm đó. Bán mình để lấy một người mình không có tình cảm lại làm cho Kiều càng cảm thấy tuyệt vọng,bế tắc hơn bao giờ hết nhưng nàng không hề có cách nào khác. Thúy Kiều đã phải thốt lên " Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn". Thất được sự đau đớn tột cũng của người con gái ấy. Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng nhân vật, để chúng ta như sống cùng nỗi đau, khóc cũng tiếng khóc của nàng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 1.Phương thức biểu đạt:biểu cảm

 2.Ý chính :Kiều muốn nhờ vân trả nghĩa cho chàng kim

3.Kiều phải chịu lạy thưa đối với vân đó là bởi vì,giữ thái độ tôn trọng,muốn nhờ cậy vân trả nghĩa cho chàng kim,trong cậy có nhờ,trong chịu có nhận,buộc vân ko thể chối từ

4.Trong lời nhờ cậy kiều đã thưa với vân về chuyện muốn nhờ cậy vân trả nghĩa cho chàng kim

5.Kiều đã đưa ra lí lẽ và tình cảm,đó là viện vào tình chị em ruột già máu mủ,vì chữ hiếu nàng đã phải hi sinh chữ tình,trong khi lòng nàng còn đang nhỏ máu vì yêu,kiều viện vào cái chết mong nhờ cậy vân trả nghĩa cho chàng kim

6.Keo loan ở đây tình cảm kiều santa son với trọng nhưng đến với vân chỉ là mối tơ thừa

Tình máu mủ:tình chị em

7.Kỉ vật:chiếc vành,bức tờ mây,những kỉ vật đó chứng minh tình yêu của kiều -kim mãnh liệt

8.Tâm trạng của kiều đau khổ,tình là của chị,duyên là của em

9.Từ khi kiều bán mình chuộc cha,thì cuộc đời kiều coi như chấm hết,tình yêu đối với kim trọng còn đang mặn nồng,buộc kiều phải rời xa kim trọng trong khi lòng nàng còn đang nhỏ máu vì yêu,vì chữ hiếu nàng đã phải hi sinh chữ tình

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247