Cách tínhgiờ:
- Xác định múi giờ của 2 địa điểm (thường đề bài sẽ cho)
- Tính số giờ chênh lệch giữa 2 múi giờ
- Biết giờ của một địa phương, dựa vào đó tính giờ của địa phương còn lại:
Giờ địa phương cần tính = Giờ địa phương đã cho + (-) số giờ chênh lệch
+ Nếu giờ của địa phương cần tính đến sớm hơn (nằm bên phải múi giờ gốc đã cho) => phép cộng
VD. Việt Nam ở múi giờ số 7 là 9 giờ sáng 12/9. Hỏi Nhật Bản lúc đó là mấy giờ?
Giải:
- Việt Nam ở múi giờ số 7
- Nhật Bản ở múi giờ số 9
=> Nhật Bản nằm bên phải múi giờ VN => có giờ đến sớm hơn giờ Việt Nam
- Số giờ chênh lệch giữa VN và Nhật Bản là: 9 - 7 = 2 giờ
=> Lúc Việt Nam là 9 giờ sáng 12/9 thì Nhật Bản là: 9 + 2 = 11 giờ sáng 12/9
+ Nếu địa phương cần tính có giờ đến muộn hơn (nằm bên trái múi giờ gốc đã cho) thì làm phép trừ
Giờ địa phuong cần tính = Giờ địa phương đã cho - Số giờ chênh lệch
Ví dụ:
Việt Nam ở múi giờ số 7 là 15 giờ chiều 13/9. Hỏi lúc này Ấn Độ là mấy giờ?
Giải:
- Việt Nam ở múi giờ số 7
- Ấn Độ ở múi giờ số 5, nằm ở bên trái múi giờ Việt Nam => có giờ đến muộn hơn giờ Việt Nam
=> Số giờ chênh lệch giữa Ấn Độ và Việt Nam là: 7 - 5 = 2 giờ
- Lúc Việt Nam là 15 giờ ngày 13/9 thì Ấn Độ là: 15 - 2 = 13 giờ ngày 13/9
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247