.Luận điểm và những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
Bài văn nêu lên luận điểm chính : không sợ sai lầm
Các câu mang luận điểm:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được
nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học
cho đời.
Thất bại là mẹ của thành công.
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận
của mình.
.Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ lí
lẽ hiển nhiên và có sức thuyết phục
Các lí lẽ:
Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì
cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao
giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn
không nói được ngoại ngữ!
Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng
dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác
nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là
mẹ của thành công.
Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm:
Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai
thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm
thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên
. Cách lập luận của bài văn trên khác với cách lập luận của bài Đừng sợ vấp ngã
Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân
chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ
@Gaumatyuki
- Luận điểm: Không sợ sai lầm
- Luận cứ, dẫn chứng:
+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
Học tốt
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247