Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Làm giúp mình ạ! Việt đoạn văn chứng minh tình...

Làm giúp mình ạ! Việt đoạn văn chứng minh tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ có sử dụng câu liên kết câu hỏi 616672 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Làm giúp mình ạ! Việt đoạn văn chứng minh tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ có sử dụng câu liên kết

Lời giải 1 :

Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu nhưng mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn...Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơMở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua. Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân. Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247