- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ:
+ Làm tăng bề dày của lớp đất dùng để canh tác
+ Thường áp dụng cho đất nghèo dinh dưỡng (đất bạc màu) tầng mặt đất mỏng
- Làm ruộng bậc thang:
+ Hạn chế dòng nước chảy mạnh, đề phòng lũ lụt, sạt lở đất
+ Thường áp dụng cho đất canh tác ở vùng dốc cao, đồi núi
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phâm xanh:
+ Hạn chế đất trống, đồi trọc, tăng độ che phủ của cây, đề phòng sự xói mòn, rửa trôi, bạc màu của đất
+ Thường áp dụng cho đất cần cải tạo, đất dốc, đồi núi
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên:
+ Hòa tan các chất phèn có trong đất, thay thế nước có chứa phèn thành nước ngọt
+ Thường áp dụng cho đất phèn cần cải tạo
- Bón vôi:
+ Bón vôi để khử chất chua có trong đất
+ Thường áp dụng cho đất chua cần cải tạo
Mục đích của các biện pháp cải tạo đất là:
- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.
- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.
- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
- Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.
- Khử chua.
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247