Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 1. Đánh dấu X vào ô mà em cho...

Bài 1. Đánh dấu X vào ô mà em cho là đúng. (2 điểm) Câu Có sử dụng phép nhân hóa Không sử dụng phép nhân hóa Cô gió chăn mây trên cánh đồng. Bác mặt trời đâp

Câu hỏi :

Bài 1. Đánh dấu X vào ô mà em cho là đúng. (2 điểm) Câu Có sử dụng phép nhân hóa Không sử dụng phép nhân hóa Cô gió chăn mây trên cánh đồng. Bác mặt trời đâp xe qua đỉnh núi. (Trần Đăng Khoa) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo. (Nguyễn Tuân) Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. (Tạ Duy Anh) Bài 2. Cho biết kiểu nhân hóa được sử dụng trong các câu sau. (4 điểm) Câu Kiểu nhân hóa Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chim gặp bác Chào Mào: “Chào bác”. Chim gặp cô Sơn Ca: “Chào cô”. Chim gặp anh Chích Chòe: “Chào anh”. Chim gặp chị Sáo Nâu: “Chào chị”. Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông (Trần Đăng Khoa) Núi cao chi lắm, núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ! Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) miêu tả một con vật mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất 01 phép nhân hóa. (4 điểm)

Lời giải 1 :

Cô gió chăn mây trên cánh đồng: sử dụng nhân hóa

Bác mặt trời đâp xe qua đỉnh núi: sử dụng nhân hóa

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo: không sử dụng nhân hóa

Núi cao bởi có đất bồi; Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu: có sử dụng nhân hóa

Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn: có sử dụng nhân hóa

Bài 2:

-Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

=> kiểu nhân hóa dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ vật

-Chim gặp bác Chào Mào: “Chào bác”.

Chim gặp cô Sơn Ca: “Chào cô”.

Chim gặp anh Chích Chòe: “Chào anh”.

Chim gặp chị Sáo Nâu: “Chào chị”.

=> kiểu nhân hóa dùng từ vốn chỉ người để chỉ vật

Núi cao chi lắm, núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương !

=> Gọi vật như gọi người

Thảo luận

Lời giải 2 :

@mminhtam15

Bài tập 1:

- Các câu sử dụng phép tu từ nhân hóa:

+ gió chăn mây trên cánh đồng.

   Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

+ Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu.

- Các câu không sử dụng phép tu từ nhân hóa: 

+ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo.

+ Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

Bài tập 2: 

1. Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

=> Kiểu nhân hóa: Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 

2. Chim gặp bác Chào Mào: “Chào bác”.

   Chim gặp Sơn Ca: “Chào cô”.

   Chim gặp anh Chích Chòe: “Chào anh”.

   Chim gặp chị Sáo Nâu: “Chào chị”.

=> Kiểu nhân hóa: dùng từ vốn gọi người để gọi vật. 

3. Đàn cò trắng

   Khiêng nắng

   Qua sông

=> Kiểu nhân hóa: Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 

4. Núi cao chi lắm, núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

=> Kiểu nhân hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

@Gaumatyuki

Học Tốt ❤️

Cho mình ctlhn nha :3 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247