Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Từ lập dàn ý trong ảnh, hãy viết thành một...

Từ lập dàn ý trong ảnh, hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnhT Bài vấn mẫu Suy nghĩ vẽ tinh cản x e Trang chi tiết khóa học: TIẾT 91, x M Hộp thư đến - lequydo

Câu hỏi :

Từ lập dàn ý trong ảnh, hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh

image

Lời giải 1 :

** Bạn tham khảo bài viết dưới đây **

Nếu ở Trung Quốc thời đại thịnh thế nhất đó chính là thời Đường, còn ở Việt Nam người vẫn coi thời nhà Lý- Trần đất nước ta bước vào thời kỳ thịnh vượng nhất. Để có được đất nước thịnh thế như vậy thì việc vua Lý Công Uẩn chọn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cũng là một việc vô cùng quan trọng. Chúng ta vẫn thường biết rằng "Chiếu" là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. "Chiếu dời đô" phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc.

" Chiếu dời đô" là một áng văn sáng ngời tư tưởng yêu nước. Vua Lý Công Uẩn luôn luôn có tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước. Nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La, đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", "nhìn sông dựa núi", "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Nhà vua trong bài chiếu này khẳng định Đại La chính là "chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước".

Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những dẫn chứng về việc dời đô đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ, chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa, chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương, Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn, đến sự hưng thịnh, tồn vong của giang sơn, xã tắc, đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ, muôn dân. Thật là một việc làm trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân, đáng là tấm gương để đời sau noi theo.

Việc dời đô là một việc vô cùng quan trọng đối với các vương triều. Qua đó cũng thể hiện được khí phách của một dân tộc độc lập, tự cường, thống nhất của cả dân tộc nên nó được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng. Một kinh đô mới đã ra đời và tồn tại vĩnh viễn. 

Quyết định dời đô của vị Thái Tổ họ Lý cũng đã khẳng định được khí phách anh hùng, dám đương đầu với mọi thử thách, vững tin vào khả năng của mình. Khí phách của vị đế vương đầu tiên của nhà Lý cũng là khí phách của cả một vương triều, của cả một dân tộc đang trên đà lớn mạnh.

" Chiếu dời đô" bình thường chỉ là ban bố mệnh lệnh nhưng với Lý Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình. Đồng thời tác giả cũng thể hiện tinh thần yêu nước, thể hiện niềm tin đưa đất nước phát triển hùng mạnh hơn trong tương lai.

Thảo luận

-- chị ơi giúp em với
-- M giúp gì đc bạn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247