Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nhà thơ chế lan viên từng viết:'' hãy biết ơn...

Nhà thơ chế lan viên từng viết:'' hãy biết ơn vị muối của đời cho Thơ chất mặn. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm thơ quê hương của

Câu hỏi :

Nhà thơ chế lan viên từng viết:'' hãy biết ơn vị muối của đời cho Thơ chất mặn. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm thơ quê hương của tế hanh

Lời giải 1 :

** Em tham khảo dàn ý và bài viết tham khảo dưới đây **

* Dàn ý

 A. Mở bài

   - Dẫn dắt vấn đề

   - Nêu ý kiến

   - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

B. Thân bài

 1. Giải thích 

  - "Vị muối" cuộc đời ấy là hiện thực cuộc sống, là những trăn trở, lo âu, buồn phiền, sung sướng, hạnh phúc.

 - "Cái chất mặn" của những vần thơ ấy chính là cái tình của tác giả gửi gắm, là những rung động sâu xa trước hiện thực cuộc sống.....

2. Bình luận

  - Nếu chỉ là "vị muối của đời" mà không có tài năng, không có con tim nhạy cảm hơn người của nhà thơ thì cũng khó làm nên những vần thơ nóng bỏng. 

 - Một nhà thơ vĩ đại phải là một nhà thơ có tài và trên hết, phải là người có vốn sống.

3. Phân tích tác phẩm

 a. Khung cảnh bức tranh quê hương 

   - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: "con tuấn mã"

   - Cùng với những động từ mạnh: "phăng, hăng, vượt"

   - Tính từ: "mạnh mẽ"

=> Tái hiện lại thật ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Toát lên một bức tranh lao động đầy hứng khởi với sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp hùng tráng nên thơ.

-  Miêu tả bức tranh lao động tấp nập, hối hả, đầy ắp niềm vui, niềm hân hoan của những người dân chài đang háo hức thu hoạch những thành quả của mình.

-  Miêu tả cảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi. Với nghệ thuật nhân hóa "con thuyền" từ một vật vô tri đã trở nên có hồn.

 b. Nỗi lòng của nhà thơ

- Xa quê đã lâu nên nỗi nhớ càng trở nên da diết, chân thành, mộc mạc và giản dị như được thốt ra từ trái tim với cái "mùi mặn nồng".

- Chỉ có một tâm hồn yêu thương gắn bó thật sâu nặng với người dân làng chài thì nhà thơ mới cảm nhận được tinh tế như thế.

C. Kết bài
   - Đánh giá chung
   - Nêu cảm nghĩ của bản thân.
 
* Bài viết tham khảo
    Không biết thơ ca sinh ra tự thuở nào, nhưng nó đã được biết đến, bàn đến rất nhiều. Có lẽ bởi thơ ca là hình thái nghệ thuật dễ đi vào lòng người nhất, dễ rung cảm bể cả tình người nhất. Điều làm cho thơ ca có sức quyến rũ như vậy? Bởi thơ ca được chưng cất lên từ nước biển, nó nói hộ bao cung bậc tình cảm con người. Vì thế, Chế Lan Viên cho rằng “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!”. Chế Lan Viên đã đề cập đến vấn đề quan hệ giữa “đời” và “thơ”.
     Nhớ câu nói của Biêlinxki “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Tư tưởng của những nhà thơ, nhà văn chân chính đã gặp nhau. Tất cả mọi hình thái nghệ thuật đều bắt nguồn từ trực quan sinh động qua lăng kính của nhà văn nhà thơ rồi mới phản chiếu vào tác phẩm. “ Vị muối” cuộc đời ấy là hiện thực cuộc sống, là những trăn trở, lo âu, buồn phiền, sung sướng, hạnh phúc…Là nhà thơ chân chính, anh phải lăn lộn ngoài cuộc đời sương gió kia, phải cảm nhận hết nỗi đau, niềm vui, hạnh phúc của con người rồi thổi hồn vào tác phẩm, thơ anh mới mặn mà, mới neo chặt vào bến hồn người đọc. Tác phẩm của anh phải bắt chặt, phải cắm rễ vào mảnh đất hiện thực ngoài kia mới có thể trở thành dòng suối trong trẻo chảy vào lòng bạn đọc. Khi Nguyễn Du viết truyện Kiều chẳng phải từ “những điều trông thấy” mới “đau lòng” đó sao? Những vần thơ ông như có máu rỏ đầu ngọn bút, chẳng phải từ điều “sở kiến” đó sao? Tác phẩm văn học là con đẻ của nhà văn, do đó, nó là sự kết tinh của những cảm xúc mãnh liệt, nó phải là “Tiếng thét khổ đau hay lời ca tung hân hoan”(Biêlinxki). Nếu nhà thơ sống bàng quan, lãnh đạm, không nếm trải mùi vị của cuộc đời thì thơ anh ta chẳng qua là một kỹ xảo ngôn từ, anh ta sẽ tự giết chết đứa con của mình, hay tồn tại thì chỉ “lừa được một người, may mắn là một thời” (Diệp Tiếp).
     Quê hương dù được sáng tác vào những năm đầu khi Tế Hanh chập chững đặt những dấu chân đầu tiên trên thi đàn Việt Nam, cụ thể là trong phong trào thơ Mới thế nhưng bản thân tác phẩm đã đem đến những nguồn cảm xúc mới lạ, đồng thời cũng thể hiện được cái tài năng và duyên đặc biệt của nhà thơ đối với quê hương, một khái niệm rất đỗi thân thuộc nhưng không phải nhà thơ nào cũng đủ tinh tế để viết về nó một cách mềm mại và sâu sắc.
       Chính bởi sinh ra và lớn lên giữa làng quê làm nghề chài lưới nên Tế Hanh mới có được những cảm nhận rất chân thực và tinh tế về người ngư dân và cuộc sống tâm hồn của họ. Người ngư dân quan năm vật lộn với biển cả thế nên họ chẳng thể nào có được một làn da trắng trẻo, thay vào đó họ mang một màu da đặc trưng “làn da ngăm rám nắng”, mang cảm giác khỏe khoắn và cũng nhiều vất vả. Tinh tế hơn cả không biết bằng cách nào mà Tế Hanh có thể cảm nhận được cái “nồng thở vị xa xăm” trên những con người của biển cả, đó là hương muối mặn mòi, hương gió tận khơi xa đã thấm vào tận trong tâm hồn, cốt cách của con người. Từ đó xây dựng nên một hình tượng rất riêng, hình tượng người dân làng chài với phong vị của biển cả, rất khỏe khoắn, rất lam lũ và cũng thân thuộc vô cùng.

     Không chỉ có riêng cảm nhận về người ngư dân sau buổi đánh bắt xa bờ, mà Tế Hanh còn chú tâm đến cả con thuyền, nếu như lúc ra khơi thuyền hăng hái, xung phong một cách mạnh mẽ, thì khi trở về thuyền cũng trở nên trầm tĩnh, nằm nghỉ mệt sau một đêm dài dong buồm ra khơi. Có thể nói Tế Hanh luôn cảm nhận sự vật ở góc độ chúng linh tính, ông luôn mang ánh mắt thông cảm và yêu thương để nhìn tất thảy mọi vật trên quê hương, kể cả mảnh hồn làng vốn không bóng hình cũng trở nên có nét. Thuyền cũng như con người cũng biết cố sức dong buồm căng gió, rồi sau những cố gắng không ngừng nghỉ thuyền cũng muốn được nghỉ ngơi, tạo nên một cảm giác thư thả, yên bình của làng chài sau những ngày lao động vất vả. Con thuyền nằm im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” như đang tâm sự với biển cả, ôn lại kỷ niệm ra khơi, và ở đó người ta nhận thấy có một sự chuyển đổi cảm giác rất đặc sắc, vị giác của Tế Hanh nếm thấy vị mặn của muối, tai thì “nghe” thấy vị muối và dùng xúc giác để cảm nhận sự mặn mòi của biển cả đang thấm dần trong thớ vỏ con thuyền, hay trong thân thể con người quê hương. Đó chính là sự hòa quyện, gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương.

      Quê hương của Tế Hanh mang những đặc điểm nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, từ ngữ giản dị, mộc mạc, thế nhưng bằng cái ánh nhìn và cảm nhận tinh tế nhà thơ đã đưa chúng ta đến với một bức tranh sinh hoạt của làng chài vừa sinh động vừa tình cảm nên thơ vô cùng. Ở đó ta thấy Tế Hanh đã dành cho quê hương mình những tình cảm rất đỗi tha thiết sâu nặng, thế nên dù khi đã đi xa nhưng ông vẫn mãi nhớ về một quê hương với những con người mặn mòi muối biển, hơi thở nồng đượm vị xa xăm, vẫn nhớ như in cảnh con thuyền nằm im trên bến đỗ ngẫm nghĩ về biển cả mênh mông.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Giải thích các từ ngữ then chốt;

"Vị muối" cuộc đời ấy là hiện thực cuộc sống, là những trăn trở, lo âu, buồn phiền, sung sướng, hạnh phúc... Là nhà thơ chân chính, phải lăn lộn ngoài cuộc đời sương gió kia, phải cảm nhận hết nỗi đau, niềm vui, hạnh phúc của con người rồi thổi hồn vào tác phẩm, thơ mới mặn mà, mới neo chặt vào bến hồn người đọc. Tác phẩm phải bắt chặt, phải cắm rễ vào mảnh đất hiện thực mới có thể trở thành dòng suối trong trẻo chảy vào lòng bạn đọc.

"Cái chất mặn" của những vần thơ ấy chính là cái tình của tác giả gửi gắm, là những rung động sâu xa trước hiện thực cuộc sống.....

b. Trình bày quan điểm của người viết:

Nhận định đã phản ánh đúng bản chất của văn học nghệ thuật phải cắm rễ vào hiện thực cuộc sống, phải là những rung động mãnh liệt của nghệ sỹ trước cuộc sống ấy....

Nhưng nếu chỉ là "vị muối của đời" mà không có tài năng, không có con tim nhạy cảm hơn người của nhà thơ thì cũng khó làm nên những vần thơ nóng bỏng. Cái vị muối cuộc đời ấy phải xuyên qua trái tim thi sĩ, thấm nhuần trong tâm hồn thi sĩ thì mới thành những vần thơ bất hủ.

=> Do đó, một nhà thơ vĩ đại phải là một nhà thơ có tài và trên hết, anh phải có vốn sống, phải tắm mình trong bể muối để những nỗi đau, niềm vui, niềm hạnh phúc sáng bừng trong thơ, thế mới trở thành mạch nguồn trong trẻo qua tim người đọc.

c. Dùng lí lẽ và dẫn chứng (trong một tác phẩm cụ thể) để chứng minh:

Làm rõ 2 ý cơ bản:

Vị muối cuộc đời trong bài thơ

Chất mặn trong bài thơ ấy.

3. Vận dụng các ý tìm được để tổ chức thành bài viết theo bố cục của một bài văn nghị luận bàn về một vấn đề văn học.

Nhận xét, rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nghị luận một ý kiến bàn về văn học; củng cố kiến thức về vấn đề tiếp nhận văn học.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247