Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở...

ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tô

Câu hỏi :

ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mõm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng… Bên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác… Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. 5. Bài văn miêu tả cảnh gì? Cảnh đó đẹp như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………… 6. Con đường vào bản có ý nghĩa như thế nào đối với người dân nơi đây? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………… 7. Phân tích cấu tạo của câu ghép sau: Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi. ………………………………………………………………………………………

Lời giải 1 :

5. Bài văn miêu tả cảnh gì? Cảnh đó đẹp như thế nào?

+)Bài văn miêu tả cảnh đường vào bản.

+)Những cảnh đẹp là:

-)Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mõm đá ngầm tung bọt trắng xóa.

-)Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

-)Những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội.

-)Sườn núi thoai thoải.

-)Cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

-)Cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời.

6. Con đường vào bản có ý nghĩa như thế nào đối với người dân nơi đây?

Con đường vào bản có ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây, con đường đã nhiều lần đưa tiễn người trong bản đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù có đi đâu về đâu thì ai cũng không thể nào quên được con đường vào bản, một con đường đã gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm với người dân nơi đây.

7. Phân tích cấu tạo của câu ghép sau:

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

-)Sông/có thể cạn.

-)Núi/có thể mòn.

-)Chân lí/không bao giờ thay đổi.

Chúc bn học tốt~(nhớ cho mình câu trả lời hay nhất+cám ơn, thanks!!!!)

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247