Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn vì đã kết hợp được cả lí và tình:
- Về lí, bài chiếu có một trình tự lập luận chặt chẽ: "Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã đem lại kết quả tốt đẹp. Người xưa đã vâng theo mệnh trời, việc dời đô là hợp lòng dân. Soi vào thực tế, hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn cùng". Từ đây đi tới kết luận: "Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để dời dô. Đây là nơi thuận lợi nhiều mặt: địa lí, chính trị, văn hóa...".
- Về tình, bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Lí Công uẩn không đưa ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào?". Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.
- Lí Thái Tổ nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ
- Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy ko còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô
- Cuối cùng tác giả đi đến chỗ kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô mới
- Sau khi đưa ra các lí lẽ trên rất chặt chẽ, đến câu cuối bài là 1 câu hỏi các thần dân của mình. Câu kết thúc đó mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua đến thần dân. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247