Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 (a +b³Xa- 2) a.b (a-1) a'b +b³ (p ab -a...

(a +b³Xa- 2) a.b (a-1) a'b +b³ (p ab -a 4.3. Tính giá trị của các biểu thức sau : a) A= (2x – y)(y + 5) với x = 1, y = -1. b) M =x² - y² + 3xy với x=-,y =

Câu hỏi :

Lập dàn ý đức tính giản dị của Bác Hồ

image

Lời giải 1 :

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng (khái quát những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ

- Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời haotj động chính trị lay chuyển trời đất với đười sống vbinhf thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Trong 60 năm cuộc đời, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sangsm thanh bạch, tuyệt đẹp

⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạng đức tính giản dị ở Bác Hồ.

2. Những biểu hiện đứuc tính giản dị của Bác

- Trong lối sống:

   + Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất.

⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ

   + Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn

⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã

   + Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày

⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực

- Trong quan hệ với mọi người:

   + Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít

   + Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí

   + Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…

- Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ…

⇒ Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong cách nói, bài viết

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

   + Nghệ thuật: lập luận điểm rõ ràng chứng cứ xác thực,phong phú

- Bài học: sống thân thiện, gần gũi

Thảo luận

Lời giải 2 :

Mở bài:

      • – Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
      • – Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

Thân bài:

    • Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
    • – Bác giản dị trong cách ăn:
    • + Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào
    • + Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng
    • +Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
    • – Bác Hồ giản dị trong cách mặc:
    • + Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn
    • + Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.
    • – Giản dị trong cách ở:
    • + Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”
    • + Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.
    • + Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.
    • – Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.
    • – Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:
    • + Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.
    • + Lúc người đọc Tuyên Ngôn ĐL, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”

Kết bài:

  • – Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác
  • – Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi ngườ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247