Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cho dàn ý lm đoạn văn này ạ vot 5...

Cho dàn ý lm đoạn văn này ạ vot 5 sao Viết một đoạn văn nghị luận (8-10 câu) chứng minh Chiếu dời đô có sự thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa tình và lí.

Câu hỏi :

Cho dàn ý lm đoạn văn này ạ vot 5 sao Viết một đoạn văn nghị luận (8-10 câu) chứng minh Chiếu dời đô có sự thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa tình và lí.

Lời giải 1 :

“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

      Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Cái tài tình của Lý Công Uẩn là ông đã hiểu rõ lòng dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng của bách tính. Thế nên, lời nói tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại có sức biểu dương lớn, nhanh chóng thu phục lòng người, đưa cuộc vận động nhanh chóng biến thành hành động cụ thể, hiệu quả ngay sau đó.
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .


Thảo luận

Lời giải 2 :

Văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình. Thật vậy, Lý Công Uẩn là 1 vị vua tài ba, hết lòng vì nước vì dân đã đưa ra chiếu dời đô, là văn bản vừa hợp về lý, vừa hợp về tình công bố ý định dời chuyển kinh đô về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) của mình. Đầu tiên, về mặt lý lẽ-lý luận, vua Lý Công Uẩn đã đưa ra những bằng chứng về việc chuyển rời kinh đô của những triều đại phồn thịnh của Trung Hoa (nhà Thương, nhà Chu) và những bằng chứng về hậu quả của việc không chịu rời chuyển kinh đô của nhà Đinh, Lê đó là triều đại không được lâu bền. Từ đây, những bằng chứng được đưa ra để làm tiền đề cho những lý lẽ hợp lý đó là việc chuyển rời kinh đô là để hợp với hoàn cảnh của đất nước, để cho đất nước phát triển và phồn vinh. Ở thời Đinh, nước ta phải đóng đô ở cố đô Hoa Lư để tiện cho việc dựa vào địa hình núi non hiểm trở mà đánh giặc. Còn vào thời Lý Công Uẩn, khi nước nhà được bình yên thì cố đô Hoa Lư sẽ hạn chế khả năng phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, nhà vua đã đưa ra những lí lẽ đó là chuyển rời kinh đô như vậy là để "tuân theo mệnh trời, hợp với ý dân" vô cùng thuyết phục và thấu tình đạt lý. Tiếp theo, sự hợp tình về lý lẽ còn được thể hiện ở việc nhà vua đưa ra những bằng chứng về địa thế đắc địa và tiềm năng kinh tế to lớn của thành Đại La. Thành Đại La không chí có thế đất đẹp mà còn là nơi đồng bằng, vừa tránh được ngập lụt, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp mà cảnh vật cũng vô cùng tươi tốt. Về mặt tình cảm, nhà vua đã bày tỏ nỗi niềm đau xót của mình trước số phận ngắn ngủi của triều đại nhà Đinh và Lê. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247