Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình...

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 1

Câu hỏi :

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156) 1.- Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. 2. Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả dùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng", nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dung “ánh trăng”? 3. Nêu ý nghĩa của cụm từ “ giật mình “ ở cuối bài thơ Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Ngữ văn 9- tập 1. NXBGD) 4, Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào? 5. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? 6. Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ?

Lời giải 1 :

1. Nghệ thuật nhân hóa : ánh trăng im phăng phắc

- Tác dụng : gợi hình, gợi cảm, khiến cho vầng trăng giống như một con người , có cảm xúc , tâm tư riêng. Việc ánh trăng im phăng phắc đã cho người đọc thấy được mặc dù trước sự lãng quên của người lính, vầng trăng không hề một lời trách cứ nhưng sự im lặng ấy lại là sự im lặng đầy nghiêm khắc để cho người lính nhận ra sai lầm của mình và thức tỉnh.

2. Bởi vì kết lại bài thơ , nhà thơ muốn dùng từ " ánh trăng " để cho thấy sức soi chiếu mạnh mẽ của ánh trăng. Ánh trăng có thể soi chiếu vào tận tâm can con người  và làm con người thức tỉnh.

3. Từ "giật mình " đã cho thấy trong phút chốc , người lính đối diện với vầng trăng và đột nhiên giật mình nhận ra sai lầm của bản thân để thức tỉnh và từ đó sửa sai để hoàn thiện mình hơn.

4. Đoạn văn trên là tâm sự của nhân vật anh thanh niên. 

- Những tấm sự đó được nói ra trong hoàn cảnh ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm nhà anh.

5. Trong tác phẩm , công việc của anh thanh niên là làm công tác khí tượng thủy văn . Anh phải đo gió , đo mưa , đo nắng và ghi kết quả số liệu đo được gửi về cho cơ quan . Có khi 1 giờ sáng , trời mưa bão anh vẫn phải thức dạy để làm công việc của mình.

6. Theo em, điều đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ đó chính là tình yêu nghề và tinh thàn trách nhiệm cao trong công việc mình làm của anh thanh niên.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247