Làng nghề thúng ra đời đã lâu, chính xác từ bao giờ thì không ai nhớ người ta chỉ biết đây là nghề trở thành nguồn sống của dân làng từ thuở nào.
Những năm trước đây làng nghề còn xập xệ nhưng đến nay làng nghề đã phát triển và vươn ra cả thế giới. Trong xu thế hội nhập, không ít làng nghề truyền thống không chỉ đứng vững mà còn phát triển mạnh. Gần đây mọi người phấn khởi khi thúng chai bất ngờ xuất ngoại sang các nước như Thái Lan, Thụy Sỹ và các nước khác.
Thúng của Phú Yên có điểm đặc biệt là chỉ sử dụng nguyên liệu của địa phương. Theo người dân làng nghề, cây tre trồng trên đất Phú Yên có đặc điểm chịu nước tốt, dẻo dai và có nguồn dầu rái rất chất lượng khi trét thúng nên thúng giữ được độ bền. Được sự quan tâm của chính quyền cũng như sự nỗ lực của người dân, làng nghề ngày nay càng phát triển.
Nằm trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ nắng gió, Phú Yên là một trong những địa bàn trên cả nước có ngành ngư nghiệp phát triển lâu đời.
Để phục vụ việc đi lại và đánh bắt hải sản, người dân nơi đây đã sáng chế ra một phương tiện đặc biệt là chiếc thuyền thúng. Loại thuyền này còn được gọi là "thúng chai,” đặt theo tên của dầu chai, loại dầu dùng để làm lớp chống thấm cho thuyền.
Một trong những làng nghề nổi tiếng với sản phẩm thuyền thúng là làng Phú Mỹ ở xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Qua nhiều thế kỉ, phần lớn các cư dân trẻ của làng Phú Mỹ đã rời đi nơi khác để tìm kiếm công việc, nhưng ngôi làng vẫn gìn giữ được nghề làm thuyền thủ công nhờ tâm huyết của các nghệ nhân tận tụy.
Để làm ra chiếc thúng chai, một người thợ phải đi qua nhiều công đoạn, cụ thể là chẻ, vót tre, đan mê, lận, nức và quét dầu. Thợ làm thuyền cần chọn những cây tre có độ tuổi từ một năm đến một năm rưỡi, không được quá non cũng như không quá già, vì như vậy thân thuyền mới có độ bền. Khi được hoàn thiện, chiếc thúng chai sẽ được ngư dân Phú Yên sử dụng mỗi khi cần ra khơi, khi đi câu mực ban đêm, hay khi tham dự lễ hội cầu ngư của tỉnh hàng năm.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247