Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I(6 điểm) Bày tỏ cảm xúc của mình về...

Phần I(6 điểm) Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” 1.Chép chính xác b

Câu hỏi :

Phần I(6 điểm) Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” 1.Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ. 2.Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó. 3.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai? 4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân, chỉ rõ). Phần II(4.0 điểm) Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: “… - Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập một) 1.Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. 2.Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” thuộc kiểu câu nào? 3.Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại”? 4.Từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Lời giải 1 :

Phần I:

1.Chép thơ:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

 Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

2.Câu thơ cuối đoạn “Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” sử dụng biện pháp: Câu hỏi tu từ

->Tác dụng: Nhấn mạnh tiếng kêu da diết, dai dẳng của tiếng chim tu hú. Cũng như khẳng định sự xót xa, thương yêu của cháu dành đến bà.

3.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ “Khi con tu hú”.

-Tác giả: Tố Hữu

4.Mở đầu đoạn thơ cho ta thấy một quãng thời gian tuy không dài đối với đời người nhưng lại là cả tuổi thơ của cháu “tám năm ròng”. Hình ảnh bà và bếp lửa của tình bà cháy đã gợi ra một liên tưởng, một hồi ức khác trong tâm tưởng người thi sĩ-tiếng chim tu hú. Một tiếng chim đong đầy kỉ niệm, khiến chúng ta không thể không nhớ về kí ức ấy, khiến tác giả phải thốt lên “sao mà tha thiết thế”. Chao ôi! Tiếng chim tu hú đã gợi ra biết bao kỉ niệm thân thương ngày xưa, để cho cháu khi nhớ lại cứ lưu luyến mãi không thôi. Tiếng chim tu hú như trở thành một phần tuổi thơ của cháu. Trong dòng chảy ấy hình ảnh thân thương về tình bà cháu sâu đậm dần dần hiện lên. Đó là sự chăm lo, săn sóc bà dành cho cháu. Bà bảo, bà chăm, bà dạy...cho cháu nên người. Để rồi tác giả như thấm thía hơn những hy sinh vất vả ấy. Câu thơ cuối bài như một lời than thở, trách móc hay cũng chính là ước mong được trở về bên bà của tác giả “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà/ Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.”. Đoạn thơ khép lại những những kỉ niệm về tình bà cháu thì vẫn còn mãi, dư âm mãi trong lòng bạn đọc.

 

Phần II:

1.Ngôi kể: Thứ 3

-Điểm nhìn trần thuật chủ yếu: điểm nhìn từ ngoài vào trong.

2.Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” Là câu đơn.

// chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì

CN                            VN

chứ không phải là cái bắt tay

3.Trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại” vì: sau khi gặp anh thanh niên, ông nhận ra nhiều điều, khám phá được vẻ đẹp toát ra từ người anh nên ông muốn quay trở lại để gặp gỡ, trò chuyện thêm.

4.Tuổi trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là người sẽ kế thừa và phát triển dân tộc, đất nước. Chính vì thế, vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Do đó, tuổi trẻ hiện nay cần có cho mình những quan niệm sống đẹp, sống có ý nghĩa để phát triển đất nước đi lên.

      Vậy thế nào là sồn đẹp? Chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về lối sống đẹp. “Sống đẹp” là sống văn minh, lịch sự, sống lành mạnh; hay “sống đẹp” là sống tốt, có ước mơ, hoài bão, dám vươn lên. “Sống đẹp” còn là sống đúng theo pháp luật, quy định chung; sống hạnh phúc, vui vẻ và cố gắng học tập thật tốt. Trong cuộc sống này nay, quan niệm sống đẹp vô cùng phổ biến. Thời đại càng phát triển, ý thức con người cũng được nâng cao. Quan niệm sống đẹp chính là luôn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Hay sống lịch sự, văn minh, biết kính già, yêu mến trẻ, xếp hàng nơi công cộng. Sống tích cực, hướng về phía trước.

Những bạn trẻ sống đẹp là người luôn cố gắng hết mình cho học tập, công việc, ước mơ mà mình theo đuổi. Họ luôn giúp đỡ những người xung quanh. Nhờ quan niệm sống đẹp mà đời sống trở nên văn minh, tiến bộ, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Sống đẹp sẽ nhận được sự yêu quý, kính trọng từ mọi người. Và tâm trạng của ta sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc.

     Do đó, hãy hình thành cho mình một lối sống đẹp, có ích, có ý nghĩa  để phát triển cả nhân cách và đất nước sau này.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

 Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

 Câu 2 : Câu thơ cuối sử dụng biện pháp : Câu hỏi tu từ 

- Tác dụng : ''Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa?” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.

3. Đó là bài 'Khi con tu hú' - Tác giả : Tố Hữu

4. Bài thơ Bếp Lửa kết thúc với 4 câu thơ cuối là tất cả tình cảm chất chứa, nỗi niềm thương nhớ về người bà. Dù cháu có xa bà, ở nơi xứ người thì tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi nhớ vẫn luôn hướng về bà. Lời tự bộc bạch chân thành của tác giả thể hiện nỗi niềm khắc khoải, trăn trở chỉ với một câu hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Với khoảng không gian cách trở, có niềm vui trăm ngả nhưng không làm cháu lãng quên đi ánh sáng ấp áp từ bếp lửa thân thuộc chốn quê nhà, cũng như hình ảnh bà hiền hậu, tảo tần. Bởi tất cả những điều thân thiết từ tuổi thơ, gia đình, quê hương đã nâng đỡ giúp cháu có sức mạnh trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tất cả sự biết ơn, thương kính bà cũng chính là biểu hiện cao đẹp cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, đất nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247