A, MB
- giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ: Tác giả Nguyễn Dữ là người sống vào khoảng thế kỉ XVI, huyện Thanh Miên, Hải Dương. Vào thời kỳ ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Đồng thời, ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời nhưng ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật.
- Một trong những tác phẩm nối tiếng nhất của Nguyễn Dữ đó là "Truyền kì mạn lục" (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Tác phẩm này của Nguyễn Dữ sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo để thể hiện được tinh thần nhân đạo của ông đối với những người phụ nữ trong thời xưa
- Tác phẩm gồm 20 truyện, "Chuyện người con Nam Xương" là 1 trong 20 truyện đó. Văn bản đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ đối với số phận của những người phụ nữ trong thời kỳ xã hội phong kiến, qua nhân vật Vũ Nương
- Trong văn bản, một trong những chi tiết gây đau lòng nhất đối với bạn đọc đó là cái chết oan uổng của nàng Vũ Nương.
B, TB
1, Nguyên nhân cái chết
- Người đọc có thể thấy được cái chết của nàng Vũ Nương đến từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp đó là chồng của Vũ Nương: Trương Sinh là kẻ hay ghen tuông, lại còn ít học. Chỉ vì một lời nói vô cùng mờ ám của đứa con mà trở về nhà, nhất định nghi cho vợ là thất tiết. Hơn nữa,Trương Sinh cũng chẳng thèm nghe nàng giải thích, cũng chẳng nói với nàng là tin đồn ấy ở đâu ra mà chỉ một mực mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trong xã hội xưa, việc người phụ nữ bị nghi ngờ là thất tiết chính là điều đáng sỉ nhục nhất thế gian vì họ bị trói buộc bởi Tam Tòng, Tứ Đức. Chính vì vậy, lời thề nguyền bên bến Hoàng Giang và hành động gieo mình tự vẫn chính là cách mà nàng có thể làm duy nhất khi người chồng ghen tuông của mình đuổi nàng đi.
- Mặt khác, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết oan uổng thương tâm của nàng đó chính là việc chiến tranh phi nghĩa nổ ra khiến cho vợ chồng nàng xa cách, dẫn đến hiểu lầm. Nếu như Trương Sinh không đi lính thì nàng đã không phải chỉ bóng mình trên vách bảo con là cha Đản. Lời nói mờ ám hết sức của Đản (đó là mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi cho thấy sự thân thiết, gắn bó và việc không bao giờ bế Đản cho thấy sự khác máu tanh lòng) đã châm ngòi lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh cùng với bao năm xa cách khiến cho nàng chẳng thể giãi bày,
2. Ý nghĩa
- Cái chết của Vũ Nương cũng có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, cái chết ấy phản ánh hiện thực khổ đau của những người phụ nữ thời xã hội phong kiến. Họ bị bó buộc bởi tam tòng tứ đức, phải sống phụ thuộc, hy sinh hạnh phúc của mình cho chồng cho con.
- Khi chết rồi thì họ mới được hạnh phúc. Thứ hai, cái chết ấy cũng thể hiện sự tàn nhẫn của xã hội xưa, định kiến xã hội luôn dồn ép người phụ nữ đến đường cùng. Cái chết ấy cũng như để thanh minh cho nàng vì sau khi chết thì Vũ Nương hóa thành tiên nữ. Nguyễn Dữ đã hướng ngòi bút của mình đến những số phận khổ đau trong xã hội xưa bằng tất cả tấm lòng nhân đạo của ông.
C, KB
Tóm lại, cái chết của nhân vật Vũ Nương cho người đọc thấy được số phận khổ đau của những người phụ nữ xưa. Đồng thời ta cũng thấy được hiện thực tàn khốc của xã hội phong kiến, tước đoạt đi quyền được sống và hạnh phúc của họ.
BÀI LÀM
Tác giả Nguyễn Dữ là người sống vào khoảng thế kỉ XVI, huyện Thanh Miên, Hải Dương. Vào thời kỳ ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Đồng thời, ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời nhưng ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Một trong những tác phẩm nối tiếng nhất của Nguyễn Dữ đó là "Truyền kì mạn lục" (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Tác phẩm này của Nguyễn Dữ sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo để thể hiện được tinh thần nhân đạo của ông đối với những người phụ nữ trong thời xưa. Tác phẩm gồm 20 truyện, "Chuyện người con Nam Xương" là 1 trong 20 truyện đó. Văn bản đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ đối với số phận của những người phụ nữ trong thời kỳ xã hội phong kiến, qua nhân vật Vũ Nương. Trong văn bản, một trong những chi tiết gây đau lòng nhất đối với bạn đọc đó là cái chết oan uổng của nàng Vũ Nương.
Người đọc có thể thấy được cái chết của nàng Vũ Nương đến từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp đó là chồng của Vũ Nương: Trương Sinh là kẻ hay ghen tuông, lại còn ít học. Chỉ vì một lời nói vô cùng mờ ám của đứa con mà trở về nhà, nhất định nghi cho vợ là thất tiết. Hơn nữa,Trương Sinh cũng chẳng thèm nghe nàng giải thích, cũng chẳng nói với nàng là tin đồn ấy ở đâu ra mà chỉ một mực mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trong xã hội xưa, việc người phụ nữ bị nghi ngờ là thất tiết chính là điều đáng sỉ nhục nhất thế gian vì họ bị trói buộc bởi Tam Tòng, Tứ Đức. Chính vì vậy, lời thề nguyền bên bến Hoàng Giang và hành động gieo mình tự vẫn chính là cách mà nàng có thể làm duy nhất khi người chồng ghen tuông của mình đuổi nàng đi. Mặt khác, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết oan uổng thương tâm của nàng đó chính là việc chiến tranh phi nghĩa nổ ra khiến cho vợ chồng nàng xa cách, dẫn đến hiểu lầm. Nếu như Trương Sinh không đi lính thì nàng đã không phải chỉ bóng mình trên vách bảo con là cha Đản. Lời nói mờ ám hết sức của Đản (đó là mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi cho thấy sự thân thiết, gắn bó và việc không bao giờ bế Đản cho thấy sự khác máu tanh lòng) đã châm ngòi lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh cùng với bao năm xa cách khiến cho nàng chẳng thể giãi bày.
Cái chết của Vũ Nương cũng có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, cái chết ấy phản ánh hiện thực khổ đau của những người phụ nữ thời xã hội phong kiến. Họ bị bó buộc bởi tam tòng tứ đức, phải sống phụ thuộc, hy sinh hạnh phúc của mình cho chồng cho con. Khi chết rồi thì họ mới được hạnh phúc. Thứ hai, cái chết ấy cũng thể hiện sự tàn nhẫn của xã hội xưa, định kiến xã hội luôn dồn ép người phụ nữ đến đường cùng. Cái chết ấy cũng như để thanh minh cho nàng vì sau khi chết thì Vũ Nương hóa thành tiên nữ. Nguyễn Dữ đã hướng ngòi bút của mình đến những số phận khổ đau trong xã hội xưa bằng tất cả tấm lòng nhân đạo của ông.
Tóm lại, cái chết của nhân vật Vũ Nương cho người đọc thấy được số phận khổ đau của những người phụ nữ xưa. Đồng thời ta cũng thấy được hiện thực tàn khốc của xã hội phong kiến, tước đoạt đi quyền được sống và hạnh phúc của họ.
*Nguyên nhân cái chết:
- Cuộc hôn nhân vốn không bình đẳng giữa VN và TS:
Là sự gắn kết giữa kẻ hào phú và con nhà kẻ khó, TS đem trăm lạng vàng cưới VN về. Đó là cuộc hôn nhân giữa 2 người không cùng đẳng cấp, không môn đăng hộ đối. Điều này tạo thêm cái thế cho TS. Bên cạnh cái thế của người đàn ông trong chế độ phong kiến nam quyền là cái thế của kẻ có uy lực đồng tiền. Chính vì vậy, TS tự cho mình cái quyền thả sức mắng nhiếc, đánh đập rồi đuổi vợ ra khỏi nhà khiến nàng phải chết.
- Do chiến tranh phong kiến gây ra chia ly và bi kịch:
Đây là nguyên nhân khách quan. Bởi vì có chiến tranh thì vợ chồng TS - VN mới phải xa nhau. Khi ở gần vợ, TS đã phòng ngừa quá sức. Nên khi cách xa nghìn trùng càng nay trở về dễ sinh lòng nghi ngờ hờn ghen.
Nhưng đây không phải là nguyên nhân cơ bản vì nếu chiến tranh không xảy ra mà TS xa nhà vì lí do khác thì với tính cách đó chắc chắn kết cục câu chuyện vẫn như vậy
- Do Trương Sinh đa nghi, hay ghen, hồ đồ, độc đoán, vũ phu, thô bạo:
Từ đầu tác phâm, TS được giới thiệu là người có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá
sức, lại là con nhà hào phú nhưng không có học. Những cái đó sẽ là mầm mống của bi kịch khi có biến
cố xảy ra.
Trở về sau những ngày xa cách, lời nói của bé Đản về một người cha khác gieo vào lòng TS mối
nghi ngờ, thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng TS.
Tính cách của TS, lại thêm sau thời gian đi lính trở về, TS đã quá mệt mỏi, lại thêm nỗi đau mất
mẹ, con không nhận cha, và ý nghĩ vợ ngoại tình đeo bám tâm can khiến anh ta sụp đổ hoàn toàn.
Cách xử sự hồ đồ, độc đoán, thể hiện thói gia trưởng của TS: chàng không đủ bình tĩnh để phán
đoán, phân tích; bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ; không tin cả những nhân chứng bênh vực cho
nàng; nhất quyết không nói cho vợ biết chuyện kia do ai nói ra để cho vợ có cơ hội minh oan.
Không có học, lại ghen tuông mù quáng, TS không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, không
nhận ra có sự vô lí trong lời con trẻ ( người gì mà chỉ nín thin thít, cha gì mà không bao giờ bế con )
TS không hề nghĩ đến nghĩa phu thê, cũng chẳng đếm xỉa gì đến công lao của VN đối với gia đình, anh ta thiếu lộng tin và thiếu cả tình thương
Cách xử sự cạn tình cạn nghĩa, hành động thô bạo của TS: mắng nhiếc, đánh đập, đuổi VN ra khỏi nhà như một sự bức tử khiến VN tìm đến cái chết oan uổng, đau thương.
- Do xã hội phong kiến đương thời - đây là duyên cớ sâu xa nhất:
Lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Vậy nên khi đã mang tiếng xấu xa mà không thể minh oan, VN chỉ còn con đường chết mà thôi
Xã hội phong kiến với nhiều bất công, quan niệm trọng nam khinh nữ, một xã hội dễ dẫn đến nhiều oan khuất, bi kịch. TS với bản tính gia trưởng, thô bạo chính là sản phẩm, là con đẻ của chế độ phong kiến nam quyền
=> Như vậy: Cái bóng trên vách là nguyên nhân trực tiếp nhưng chính là cái bóng đen trong tâm hồn TS, cái bóng đen của các thế lực hắc ám trong XH ấy là nguyên nhân cơ bản, là cớ sâu xa đã giết chết VN. Bi kịch của VN là lời tổ cáo XHPK dung túng cho cái độc ác, xẩu xa và thói ghen tuông vô lối, sự vũ phu của đàn ông, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền.
*Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Lên án mạnh mẽ chiến tranh phi nghĩa
+ Lên án chế độ phong kiến nam quyền nặng nề đã tước đoạt quyền được sống, được hạnh phúc của
những người phụ nữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247