Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích...

Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó: a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! (Nguyên Hồng) b

Câu hỏi :

Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó: a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! (Nguyên Hồng) b. Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ) c. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân) d. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. e. Từ đêm hôm bị bắt đến nay, [...] không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, [...] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh được ngót hai năm. (Ngọc Hoàn) f. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất. Câu 2: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: “…Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay. - Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ! - Ha! Ha! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân. - Nó to đến bằng bốn con ve sầu. - Dế cụ mà lị.”… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) a. Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó. b. Theo em, vì sao câu “Bắt được dế đại tướng quân” không phải là câu đặc biệt? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu), tả cảnh quê hương. Trong đó có ít nhất 2 câu đặc biệt. (Gạch chân xác định)

Lời giải 1 :

Đáp án :

Câu 1 : 

a. Câu đặc biệt: Mẹ ơi ,con khổ quá mẹ ơi, mãi không về

- Tác dụng: 

b, - Câu đặc biệt: Ôi, đẹp quá!

- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc

c, - Câu đặc biệt: Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Tác dụng: xác định nơi chốn

d, - Câu đặc biệt: Đêm trăng

- Tác dụng: xác định thời gian

e,  Câu đặc biệt : Từ đêm hôm bị bắt đến nay, không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con

- Vợ anh.

- Tác dụng: gợi lên nội dung chính

f, Câu đặc biệt :Than ôi ! Câu đặc biệt chỉ cảm xúc.

- Tác dụng : bộc lộ cảm xúc.

Câu 2 : 

a, Câu đặc biệt:

- Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ!

- Ha! Ha! Đại tướng dế! 

- Tác dụng : 

- Anh em ơi! – Gọi đáp
- Dế cụ! Dế cụ!- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật
hiện tượng
 - Ha! Ha! – Bộc lộ cảm xúc
 - Đại tướng dế!- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật
hiện tượng 

b, - Câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đã được rút gọn thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được chủ ngữ đã rút gọn ấy, chẳng hạn:“Chúng mình bắt được dế đại tướng quân.”

Thảo luận

-- ôi cảm ơn bạn nhé !

Lời giải 2 :

@HỌC TỐT

Câu 1:

a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

- Câu đặc biệt: Mẹ ơi!

- Tác dụng: gọi đáp

b, Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

- Câu đặc biệt: Ôi, đẹp quá!

- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc

c, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…

- Câu đặc biệt: Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Tác dụng: xác định nơi chốn diễn ra sự việc.

d, Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

- Câu đặc biệt: Đêm trăng

- Tác dụng: xác định thời gian diễn ra sự việc.

e,

- Câu đặc biệt: Vợ anh

- Tác dụng: liệt kê, thông báo sự vật, hiện tượng

f,

- Câu đặc biệt: Than ôi! Lo Thay! Nguy thay! 

- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc

Câu 2:

a,

- Câu đặc biệt: Anh em ơi!

=> Tác dụng: gọi đáp

- Câu đặc biệt: Dế cụ! ... Đại tướng dế!

=> Tác dụng: liệt kê, thông báo sự vật, hiện tượng

- Câu đặc biệt: Ha! Ha!

=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc

b,

- Không phải câu đặc biệt vì nó được rút gọn chủ ngữ.

=> Đây là câu rút gọn không phải đặc biệt.

Câu 3: 

Quê hương" hai tiếng chao ôi mà thân thương đến lạ, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời; mỗi lần nhắc đến hai tiếng ấy lòng tôi lại trào dâng lên biết bao niềm tự hào, yêu quý nhưng không kém phần xúc động. (1) Nơi quê hương. Tôi tựa đứa con thơ được người mẹ quê hương ôm vào lòng, luôn dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất, nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành; không chỉ vậy, nó còn là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm ngọt ngào, buồn vui của tuổi thơ. (2) Ôi! (3) Tôi càng yêu quê hương hơn khi nhận ra nơi đây cho tôi những người bạn hiền và quý giá, cho tôi được gặp gỡ, học tập những thầy cô đã hết lòng yêu thương, dạy bảo và giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống; yêu quê hương, tôi còn yêu cả vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của nó. (4) Yêu những danh lam thắng cảnh, những bãi biển xanh cát trắng trải dài; những ngọn núi, con sông kì vĩ, những cánh đồng bát ngát mênh mông hay những con phố nồng nàn mùi hoa sữa,... (5) Bên cạnh đó, tôi còn cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước là chiếc chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa, đưa dân tộc Việt Nam bước đến một tầm cao sánh ngang với các cường quốc năm châu. (6) Ngoài ra nó còn là tình cảm cội nguồn của những tình cảm cao đẹp mà bình dị, gần gũi nhất như tình cảm gia đình, bạn bè, trường lớp, thầy cô,... (7) Cuối cùng, tình yêu quê hương là một thứ tình cảm thật thiêng liêng, cao quý, luôn thường trực trong tâm hồn chúng ta (8)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247