Lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng là khoảng thời gian trải dài trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Ngay khi mới bắt đầu cộng tác với Tri Tân, tạp chí chuyên về khảo cứu lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã cho đăng liên tiếp hai bài tiểu luận về hai sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử Thủ đô: tháng 10.1941, ông viết về Hội nghị Diên Hồng và một tháng sau, về sự kiện Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long trong bài Ý nghĩa việc thiên đô của Lý Thái Tổ trong lịch sử Việt Nam.
Liên tiếp trong các năm sau, vẫn trên Tri Tân, Nguyễn Huy Tưởng cho đăng các tác phẩm đầu tiên của mình: tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), kịch Vũ Như Tô (1943) và tiểu thuyết An Tư (1944). Ba tác phẩm đã thực sự đưa Nguyễn Huy Tưởng đến với văn đàn và bạn đọc có thể cảm nhận được niềm đam mê đặc biệt của ông đối với mảnh đất Thăng Long vốn giàu các chất liệu cho văn - sử. Cả ba tác phẩm, dù là viết về các vấn đề khác nhau, các khoảng thời gian khác nhau và bằng các thể tài khác nhau, song đều lấy Thăng Long làm nền cho các xung đột của tiểu thuyết, của kịch. Với Đêm hội Long Trì, Thăng Long là nơi phô diễn vẻ đài các xa hoa của chế độ phong kiến trong đêm hội phiêu diêu, huyền ảo; là nơi diễn ra những tấn bi kịch không chỉ xảy ra với người dân bình thường mà cả với gia đình nhà chúa; là nơi nuôi dưỡng những con người tài đức với quyết tâm đem lại sự bình an cho kinh thành ngay cả khi phải hy sinh tính mạng. Với Vũ Như Tô, Thăng Long là điểm đến của mọi nhân tài, là nơi những hoài bão sáng tạo lớn lao được kích thích, nhưng cũng là nơi phải chứng kiến những lâu đài, thành quách bị triệt hạ không chỉ do sự thay ngôi đổi vị nơi cung đình mà còn do sự nông nổi của chính người dân bị kích động. Với An Tư, Thăng Long là sào huyệt (tạm thời) của giặc, nơi nàng công chúa An Tư, cô ruột của đức vua Trần Nhân Tông bị đem cống cho thái tử nhà Nguyên Thoát Hoan; kinh thành Thăng Long trở thành nơi nàng công chúa xinh đẹp nhất trời Nam bị đày đọa tấm thân bên tướng giặc; đồng thời cũng là nơi chứng kiến khúc khải hoàn của vua tôi nhà Trần, khi đoàn quân chiến thắng tiến về giải phóng Thăng Long, giải cứu cho công chúa...
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ diễn đạt tri thức của ông về lịch sử cho người đọc mà ông còn gieo vào lòng họ những câu hỏi để mọi người cùng suy ngẫm tiếp với ông, tìm mối thông cảm với những con người trong câu chuyện xưa nay đã khuất nhưng theo cách hiểu của nhà văn. Nhưng không chỉ là một nhà chép sử bằng văn chương, PGS Nguyễn Thị Bích Thu cho rằng, Nguyễn Huy Tưởng còn là nhà Hà Nội học trong văn chương. Kinh thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội xưa và nay thấm đẫm trên từng trang văn Nguyễn Huy Tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân trong lời bạt tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô đã cảm nhận: “Đọc lại tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với Thủ đô, người đọc vẫn thất gây gây mùi khói vương vấn ngàn năm Thăng Long chốn cũ”. Bằng những liên tưởng, đối chiếu giữa kiến thức sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời, Hà Nội đã vào văn ông, làm nên “toàn bộ hồn cốt và đường nét trong văn ông”, khiến độc giả không chỉ thiện cảm với tác giả tiểu thuyết mà còn yêu quý hơn “Hà Nội – trung tâm tim óc của cả nước. Qua bao triều đại, chế độ, cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy đã đập đều trên chín thế kỷ rưỡi” như cảm nhận của Nguyễn Tuân và đến bây giờ, “cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy” đã đập đều đến nghìn năm Thăng Long, đến chẵn 10 thế kỷ.
Sống mãi với Thủ đô viết về giai đoạn lịch sử gần đây, một quá khứ gần với sự biến Hà Nội trong đêm nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Nguyễn Huy Tưởng không chỉ thành công trong phục dựng không khí bi tráng của lịch sử mà cả trong biểu đạt thế giới tâm hồn phức tạp, tinh tế của những nhân vật trong quá khứ, đưa tất cả trở thành sống động, như đang tái sinh trong đối thoại, tranh luận với người đọc ở thì hiện tại, mang ý nghĩa nhân bản, ca ngợi lòng yêu nước và sự sống con người...
1010 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có.
Tính đến hiện nay, Thành phố Hà Nội đang đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển con người với nhiều thành tích trong văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là chất lượng giáo dục đào tạo hệ phổ thông và bậc mầm non bảo đảm cho phát triển bền vững. Hà Nội cũng đi đầu trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, giảm đầu mối nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thành phố tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường an toàn, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”.
Hà Nội hôm nay không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước. Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế cũng liên tục tăng cao trong hai năm qua. 3,54 triệu lượt khách quốc tế đã đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm (tăng 23,5%) càng minh chứng cho điều đó.
Với sự phát triển đáng kinh ngạc, lịch sử hào hùng và bi tráng, Hà Nội cũng gặp những thách thức đặt ra trên đường phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô hôm nay là đa dạng và to lớn. Đó là thách thức giữ vững kỷ luật, kỷ cương, dân chủ; yêu cầu trong gìn giữ, phát huy những giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội...
Do đó, để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:
Chú trọng phát triển văn hóa của bản thân, gia đình, người thân quen và nâng cao ý thức đến toàn thành phố. Điều này vừa là nền tảng tinh thần vừa là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững. Đích đến là xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống Thăng Long - Hà Nội, xứng đáng với những tôn vinh của “mảnh đất ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”. Mỗi người dân Hà Nội cùng chung sức, đồng lòng gìn giữ, vun đắp những giá trị văn hóa, để mỗi khi nhắc đến văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa văn hóa của đất nước.
Trau dồi kiến thức lịch sử, khơi dậy trong bên trong mỗi người dân Hà Nội về truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội anh hùng - ngàn năm văn hiến...
Mỗi người dân tích cực tham gia và đóng góp trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với tuyên truyền "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố"; góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa người Hà Nội...Mỗi người dân tự khắc phục được tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, ăn mặc phản cảm tại nơi thờ tự… xác định được đâu là những giá trị chung, phổ biến để tự điều chỉnh.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức bộ phận “một cửa” làm việc với tinh thần niềm nở, trách nhiệm với công dân. Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công của cơ quan làm mục đích cá nhân. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở… để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247