Câu 1:
Hành động nói là gì
Theo định nghĩa chính xác biên soạn trong SGK khái niệm hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục đích nhất định.
Các kiểu hành động nói
– Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.
– Các kiểu hành động nói thường gặp như: hành động nhằm để hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, giới thiệu…), điều khiển, cầu khiến (đe dọa, thách thức..), hứa hẹn hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên, hào hứng…)
+ Hành động hỏi: là hành động của người hỏi với mục đích muốn được cung cấp tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe.
Ví dụ: Bạn đã khỏe hẳn chưa?
+ Hành động điều khiển: là hành động sai khiến của người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: Buổi trưa hôm nay thật là nắng, mình quên mang ô, cậu đi mua ô và nước nhé!
+ Hành động hứa hẹn: là hành động mà người nói tự mình ràng buộc thực hiện một hành động nào đó với người nghe.
Ví dụ: Con ráng học cho tốt nha, được điểm 10 mẹ cho con đi sở thú chơi.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…): là hành động của người nói mà qua những lí lẽ, ý nghĩ của mình người nghe hiểu và tin tưởng.
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…): là hành động của người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.
– Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? (hành động hỏi).
Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe.
Câu 2: Mik ko bt cách làm, mong bn thông cảm nha.
Câu 1: - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Một số kiểu hành động nói thường gặp
Việc phân chia thành các kiểu hành động nói chủ yếu dựa vào mục đích của hành động nói. Tên gọi của các kiểu hành động nói được đặt tên theo mục đích của hành động nói đó.
Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…), điều khiển (cầu khiên, đe dọa, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ, cảm xúc.
– Hành động hỏi là hành động của người hỏi muốn người nghe cung cấp tin hoặc biểu thị thái độ.
Ví dụ: Em đã lau nhà xong chưa ?
- Hành động điều khiển là hành động mà người nói muốn người nghe làm một việc nào đó.
Ví dụ: Tú ơi! Nhặt giúp tớ quyển sách với .
- Hành động hứa hẹn là hành động mà người nói tự ràng buộc mình vào trách nhiệm làm một việc gì đó.
Ví dụ: Tớ sẽ tặng cho cậu một cây bút mới.
- Hành động trình bày là hành động mà người nói biểu lộ ý nghĩ, lí lẽ của mình cho người nghe hiểu và tin.
Ví dụ: Bố mẹ là người đã sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn, người mà đã dành hết sự yêu thương cho mình, mong cho mình có 1 cuộc sống vừa đủ, đầy ắp tình yêu thương
- Hành động bộc lộ cảm xúc là hành động bày tỏ, bộc lộ thái độ, tâm trạng về một sự vật, một sự việc. Buồn, vui, giận, yêu thương, lo âu, hi vọng… là những cảm xúc thường được biểu hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ.
Ví dụ: Chao ôi! Con bé vẽ tranh đẹp quá!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247