Câu 1 :
- Tình trang khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.
- Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.
- Tình hình đó đặt ra cho nước này hai sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.
- Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách nhằm đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
Câu 2:
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi: Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895),Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989)., Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902).
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).
- Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.
- Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung.
Diên biến chiến tranh
-Ngày 28 - 7 1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ. Ngày 1 - 8, Đức tuyên chiến với Nga ; ngày 3 - 8, tuyên chiến với Pháp.
-Ngày 4 - 8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
-Quân Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp. Quân Pháp đang có nguy cơ bị tiêu diệt, song ở mặt trận phía Đông, quân Nga lại tấn công quân Đức, cứu nguy cho Pháp.
⇒Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.
-Thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia. →Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng→ Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong lợi ích của giai cấp thống trị.
Giai đoạn 2
-Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. →Phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại và đầu hàng.
-Ngày 7 - 11 - 1917, Cách mạng tháng Muời tháng lợi ở Nga, Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh. -Tháng 7 - 1918, quân Anh, Pháp bắt đầu phản công
-Tháng 9 -1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận.
→Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
-Ngày 9 - 11 - 1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thànhlập chế độ cộng hoà.
- Ngày 11 - 11 - 1918, chính phủ mới ở Đúc đầu hàng không điều kiện.
⇒Chiếntranh thế giới kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đúc, Áo - Hung.
Kết quả:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới
@tsuki
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247