1 Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân hóa lượng mưa ở Nam Á là
A: vị trí địa lí.
B: thảm thực vật.
C: địa hình.
D: dòng biển.
2 Chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa do
A: nguồn cung cấp nước phụ thuộc vào băng tuyết tan.
B: nguồn cung cấp chủ yếu cho sông là nước mưa.
C: chảy qua khu vực có lượng mưa lớn.
D: lượng mưa ở lưu vực phân hóa theo mùa.
3 Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân nhờ
A: trồng nhiều loại cây lương thực.
B: mở rộng diện tích trồng trọt.
C: thực hiện cuộc cách mạng trắng.
D: thực hiện cuộc cách mạng xanh.
4 Ở Bắc Á, các sông lớn đều chảy theo hướng
A: từ bắc xuống nam.
B: từ tây sang đông.
C: từ đông sang tây.
D: từ nam lên bắc.
5 Ngành công nghiệp nào không phải là ngành mũi nhọn phục vụ xuất khẩu ở Nhật Bản?
A: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B: Công nghiệp điện tử.
C: Công nghiệp chế tạo máy.
D: Công nghiệp chế biến lương thực.
6 Các dãy núi ở châu Á chạy theo hai hướng chính là
A: tây bắc – đông nam và bắc – nam hoặc gần bắc - nam.
B: đông – tây hoặc gần đông - tây và bắc – nam hoặc gần bắc - nam.
C: đông – tây hoặc gần đông - tây và tây bắc – đông nam.
D: đông – tây hoặc gần đông - tây và nam – bắc.
7 Ý nào không phải là khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Lào ?
A: Không có đường bờ biển.
B: Tiềm năng thủy điện ít.
C: Diện tích đất canh tác ít.
D: Mùa khô thiếu nước.
8 Những nơi nào dưới đây ở châu Á có mật độ dân số trung bình dưới 1 người/km2 ?
A: Phía bắc Liên bang Nga và Mi-an-ma.
B: Phía bắc Liên bang Nga và tây Trung Quốc.
C: Phía đông Ấn Độ và Ả-rập Xê-ut.
D: Phía tây Trung Quốc và Mông Cổ.
9 Nền kinh tế của Đông Nam Á chưa phát triển vững chắc do
A: nguồn vốn đầu tư của nước ngoài chưa ổn định và do dân số đông.
B: sự phát triển kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có và tranh thủ nguồn vốn của nước ngoài.
C: sự hợp tác giữa các nước trong khu vực còn hạn chế, có nhiều vấn đề đang tranh chấp.
D: nguồn lao động đông, nền kinh tế chưa tạo được nhiều việc làm nên thất nghiệp còn cao.
10 Phần đất liền của khu vực Đông Á gồm
A: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
B: Trung Quốc và Nhật Bản.
C: Trung Quốc và Hàn Quốc.
D: Hàn Quốc và Nhật Bản.
11 Ở châu Á, cây lương thực nào là quan trọng nhất?
A: Ngô.
B: Lúa gạo.
C: Lúa mì.
D: Lúa mạch.
12 Đặc điểm về tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á hiện nay là
A: đã giảm đáng kể và thấp hơn mức trung bình năm của thế giới.
B: đang tăng nhanh và cao hơn mức trung bình năm của thế giới.
C: đã giảm đáng kể và ngang với mức trung bình năm của thế giới.
D: đã giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm của thế giới.
13 Ki-tô giáo ra đời ở khu vực
A: Nam Á.
B: Đông Nam Á.
C: Ấn Độ.
D: Tây Á.
14 Châu lục nào có diện tích rộng nhất?
A: Châu Đại Dương.
B: Châu Phi.
C: Châu Á.
D: Châu Mĩ.
15 Ở phía tây Trung Quốc cảnh quan chính là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc không phải do
A: không chịu ảnh hưởng của biển.
B: khí hậu quanh năm khô hạn.
C: nằm sâu trong nội địa.
D: gió từ biển thổi đến.
16 Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI nằm trên các nước
A: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan .
B: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.
C: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a.
D: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
17 Cảnh quan phổ biến ở những nơi có kiểu khí hậu lục địa là
A: chủ yếu là rừng lá kim.
B: rừng phát triển mạnh.
C: hoang mạc, bán hoang mạc.
D: xavan và rừng thưa.
18 Những năm 1997 – 1998 nền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á bị suy giảm do
A: cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan.
B: dân số quá đông, không giải quyết tốt được vấn đề việc làm.
C: có nhiều thiên tai như bão, động đất, hạn hán….
D: môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy thoái.
19 Nền kinh tế Trung Quốc có những thay đổi lớn chủ yếu do
A: thị trường tiêu thụ lớn.
B: nguồn lao động đông, giá rẻ.
C: tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D: đường lối cải cách và mở cửa.
20 Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp phù sa của hai sông nào sau đây?
A: Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrat.
B: Sông Ti-grơ và sông Ấn.
C: Sông Hằng và sông Ơ-phrat.
D:Sông Ấn, sông Hằng
1a,2b,3a,4c,5d,6b8c,7a,9b10a,11d,
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247