Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính đã được các nhà khoa học giải thích rằng cơ chế hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, mặt đất hấp thu chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí tăng nhiệt.
Vậy chất CO2 chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Cùng với hoạt động xả thải quá mức và không có điểm dừng khí thải trực tiếp của con người ra ngoài môi trường chủ yếu là khí CO2, với số lượng lớn hư vậy đã bao phủ khí quyển và pahs hủy tầng ozon, như một tầng kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất khiến cho Trái đất trông giống như một nhà kính lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu không có lớp khí quyển này nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể chỉ là -23 độ. Tuy nhiên, hiện tại nhiệt độ thực tế là 15 độ. Điều này cho thấy rằng, các chất gây hiệu ứng nhà kính đã làm Trái đất nóng lên 38 độ.
Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng khi lá phổi xanh của trái đất, các cánh rừng xanh bị chặt hạ, thiêu rụi vô số càng làm cho lượng khí CO2 khổng lồ không được hấp thu nên gây tích tụ và dư thừa. Điều này càng làm cho hiệu ứng nhà kính ngày càng nan rộng diện tích trên tầng khí quyển và ngày 1 dày đặc hơn, trở nên phức tạp rất nhiều.
Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao trong khí quyển thì việc nhiệt độ tăng nhanh là điều không tránh khỏi. Theo ước tính có khoa học thì đến giữa thế kỷ sau, Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 đến 4,5 độ.
Nếu không kiểm soát được nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu thì tình trạng nhiệt độ ngày càng tăng sẽ là vấn đề không dễ giải quyết trong một vài hay hàng chục năm, sẽ dẫn tới những hậu quả xấu của hiệu ứng nhà kính trên nhiều lĩnh vực
Hậu quả xấu của hiệu ứng nhà kính
Hậu quả đầu tiên và bị tác đọng nhanh chóng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự nóng lên của không khí, điều này sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ, thập niên tiếp theo và rất khó giải quyết trong ngày một ngày hai.
Vì vậy hiệu ứng nhà kính chính là mối liên hệ trực tiếp, một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu . Bởi hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho khí hậu thay đỏi như lượng mưa, nhiệt độ ở nhiều quốc gia, khu vực. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các vi khuẩn, vi sinh vật cũ và mới tạo nên những tiềm ẩn gây bệnh cho con người về lâu dài.
Con người cũng bị ảnh hưởng trực tiếp do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng người chết do các đợt nắng nóng là đáng kể nhất là đối với người có sực đề kháng kém. Vấn đề an ninh lâm nghiệp cũng bị đe dọa khi Trái đất nóng lên, bởi nhiệt độ cao sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng ngày càng khó dập tắt.
Nguồn nước cũng không lằm ngoài sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng khi các đợt khô hạn cũng như những đợt mưa bão thất thường. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhiều khu vực bị hạn hán hoặc ngập lụt, mất cân bằng lượng nước tại nhiều khu vực.
Nhiệt độ Trái đất nóng lên khiến lượng băng tan chảy diễn ra nhanh hơn rất nhiều lần, số liệu gần đây đã cho thấy lượng băng tan chảy đạt mức kỉ lục và còn tiếp tục tăng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường lạnh mà còn là mối nguy hại với tất cả sinh vật sống và cả con người, lượng băng tan tăng sẽ làm mực nước biển dâng nên nhanh chóng, dễ dàng nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất thấp và rất nhiều vùng đất bị xâm nhập mặn.
Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính đã được nhiều chuyên gia và các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng ta cần phải kiểm soát, giảm thiểu được chính những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, kiểm soát, hạn chế các chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã nêu
BÀI THU HOẠCH
Nguyên nhân:
Hậu quả:
Nắng nóng kéo dài
Các đợt nắng nóng kéo dài khiến đất đai khô cằn, gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, cháy rừng lan rộng mất kiểm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thiếu nước dẫn tới bệnh dịch nghiêm trọng. Trái lại, mưa lớn khiến sông hồ tràn nước, phá hủy nhà cửa, làm nguồn nước uống nhiễm bẩn, rác thải lan tràn và không khí ô nhiễm. Đồng thời, điều kiện nóng ẩm cũng tạo thuận lợi cho bệnh dịch lây lan qua nước và thức ăn phát triển, cũng như các loài côn trùng truyền bệnh như muỗi, rận... sinh trưởng.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21 và tác động mạnh mẽ nhất tới trẻ em, người lớn tuổi, các cộng đồng nghèo đói, dân tộc thiểu số. Với số ngày nóng tăng lên ở những khu vực trước đây chưa từng xảy ra điều này, người dân không có điều hòa hoặc không đủ điều kiện chi trả, các đợt nóng kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, xuất hiện những bệnh nguy hiểm như đột quỵ, say nắng, ảnh hưởng tới tim mạch, thận...
Không khí bẩn hơn
Nhiệt độ tăng cao cũng khiến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn do tầng ozone mặt đất dày lên (khi khí thải từ xe cộ, nhà máy, các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ). Tầng ozone mặt đất là nhân tố chính gây sương mù quang hóa và nhiệt độ càng tăng thì lớp sương mù càng dày. Không khí bẩn khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên, làm tình trạng người bị bệnh tim hay phổi trầm trọng hơn.
Tỷ lệ tuyệt chủng tăng lên
Khi mặt đất và đại dương trải qua những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, các loài động, thực vật sẽ biến mất nếu không kịp thích nghi. Nhiều loài động vật trên cạn và dưới nước đã di chuyển tới các vùng mát hơn hoặc lên độ cao lớn hơn để thoát khỏi tình trạng nóng lên toàn cầu. Chúng cũng thay đổi hành vi theo mùa và quy luật di cư.
Tuy nhiên, nhiều loài vẫn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy các loài có xương sống (cá, chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư) đang biến mất với tốc độ nhanh hơn 114 lần so với thông thường - một hiện tượng có liên hệ mật thiết với BĐKH, ô nhiễm và phá rừng.
Băng tan khiến nước biển dâng cao
Các vùng cực đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực tăng nhanh gấp đôi các vùng khác và băng cũng đang tan rất nhanh. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới con người và hệ động, thực vật khu vực mà còn khiến mực nước biển dâng cao. Dự kiến đến năm 2.100, nước biển sẽ dâng lên khoảng 30 - 130 cm, đe dọa hệ san hô và các khu vực thấp của thế giới. Các quốc đảo và những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Mumbai, Sydney, Rio de Janeiro... sẽ chìm dưới nước.
Bên cạnh đó, nước biển cũng có độ axit cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, nhất là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua và san hô.
Rõ ràng, BĐKH khiến tương lai loài người trở nên mong manh. Điều đáng sợ là đã quá muộn để quay ngược chiều kim đồng hồ, khi chúng ta thải vào không trung lượng khí thải khổng lồ. Dù có ngừng mọi hoạt động tạo ra CO2, con người cũng sẽ vẫn phải đối mặt với hậu quả. Tuy nhiên, nếu tích cực giảm lượng khí thải toàn cầu, hậu quả của BĐKH sẽ nhẹ hơn.
Sự nóng lên toàn cầu chủ yếu là do tác động của con người, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Nhận thức đúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trường để sớm hành động để bảo vệ ngôi nhà chung luôn xanh.
Biện pháp hạn chế:
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247