câu 1: khu đền Ăng- co-vát là kiến trúc của quốc gia nào?
Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới.
câu 2:công trình Thạc-Luổng là kiến trúc của quốc gia nào?
Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Tháp Lớn trong tiếng Lào) là một tháp (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào.
câu 3:trong xã hội thời Đinh Tiền Lê tằng lớp nào dưới cùng của xã hội?
Tầng lớp nô tì.
câu 4:việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
câu 5:tác dụng của chính sách "ngụ binh ư nông"
Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì.
câu 6:Lý Thường Kiệt đánh vào Ung Châu,Châu Khâm,Châu Liên nhằm mục đích gì?
Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệttấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.
câu 7:nâu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý?vì sao các cuộc phát kiến địa lý lớn hầu như bắt nguồn từ châu âu?
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. ... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Các cuộc phát kiến địa lý lớn hầu như bắt nguồn từ châu âu vì:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. KInh tế châu Âu phát triên hơn so với các châu lục khác
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
=>Các cuộc phát kiến địa lý đều bắt nguồn từ châu Âu
câu 8:vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh Tiền Lê
Trung ương:
Vua-> Thái sư, Đại sư -> Quan văn
-> Quan võ
Địa phương:
10 lộ -> Phủ
-> Châu
câu 9:em hãy cho biết nhà tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?ý nghĩa của cuộc chiến thắng phòng tuyến Như Nguyệt?
Nhà Tống xâm lược Đại Việt với mục đích sử dụng chiến công để giải quyết những khó khăn trong nước:
- Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.
- Nội bộ triều đình mâu thuẫn lẫn nhau.
- Nhân dân đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi.
- Vùng biên cương phía Bắc thường xuyên bị quấy nhiễu bởi hai nước Liêu - Hạ.
+ Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi đã dáng một đòn vào ý chí xâm lược củaquân Tống.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
- Sự mềm dẻo, linh hoạt khi cần thiết trong trận chiến để giành được chiến thắng.
CHO XIN HAY NHẤT!!!
Câu 1:Campuchia
Câu 2:Lào
Câu 3: nô tì
Câu 4:Việc dời đô về Thăng Long thể hiện sự sáng suốt ,nhìn xa trông rộng của Lý Thái Tổ
Câu 5: Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì.
Câu 6:Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.
Câu 7:
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Câu 8:
Câu 9:
Nhà Tống xâm lược Đại Việt với mục đích sử dụng chiến công để giải quyết những khó khăn trong nước:
- Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.
- Nội bộ triều đình mâu thuẫn lẫn nhau.
- Nhân dân đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi.
- Vùng biên cương phía Bắc thường xuyên bị quấy nhiễu bởi hai nước Liêu - Hạ.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247