Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên...

Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, n

Câu hỏi :

Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. 1. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn? A. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa. B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa. C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm. D. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, thăm thẳm. 2. Dấu phẩy trong câu "Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa." Có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách các trạng ngữ với các thành phần chính của câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. 3. Bài văn gợi nhớ đến những truyền thuyết gì? A. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương. B. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giày. C. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giày. D. Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh trưng bánh giày. 4. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép đó. Thủy Tinh dâng nước cao..............................., Sơn Tinh làm núi cao lên ..................................................................................................................................................................................... 5. Vì sao nhân dân ta lập đền thờ các vua Hùng? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... MN ƠI GIÚP EM GẤP NHA! 1 TIẾNG EM VIẾT ĐÓ Ạ! HỨA VOTE 5* 30 ĐIỂM ĐÓ Ạ! CẦU XIN MN GIÚP ĐỠ!

Lời giải 1 :

Câu 1 A    Câu 2 B   Câu 3 B    Câu 4 Bao nhiêu / Bấy nhiêu    

Câu 5 : Người ta lập đền thờ các vua Hùng để giúp ta tưởng nhớ về công lao bao la các các vua Hùng. Nó còn giúp ta nghĩ rằng vua Hùng đã dựng nước, chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ  nước, luôn đưa nỗi niềm của các vua hùng lên cao nhất. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 A   

Câu 2 B   

Câu 3 B   

Câu 4 Bao nhiêu và Bấy nhiêu    

Câu 5 : Người ta lập đền thờ các vua Hùng để giúp ta tưởng nhớ về công lao bao la các các vua Hùng. Nó còn giúp ta nghĩ rằng vua Hùng đã dựng nước, chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ  nước, luôn đưa nỗi niềm của các vua hùng lên cao nhất. 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247