Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc văn bản: MUA KÍNH Anh nọ dốt đặc cán...

Đọc văn bản: MUA KÍNH Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho an

Câu hỏi :

Đọc văn bản: MUA KÍNH Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn. Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta cũng không ưng ý. Chủ hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi: - Sao đôi nào cũng chê xấu cả? Anh ta đáp: - Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi! Chủ hiệu nói: - Hay là ông không biết chữ? Anh ta đáp: - Biết chữ thì đã không cần mua kính. (Tinh hoa văn học dân gian người Việt – Truyện cười, NXB Khoa học xã hội, 2009) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào? Câu 3. Trong câu chuyện, nhân vật anh mua kính để làm gì? Câu 4. Theo anh/chị, lời nói của ông chủ hiệu “Hay là ông không biết chữ” có ý nghĩa gì? Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên

Lời giải 1 :

Câu 1:

-PTBĐ: tự sự

Câu 2:

người bán (chủ hiệu) và người mua (Anh mua kính)

Câu 3:

trong chuyện, anh dốt mua kính để biết đọc chữ

Câu 4: 

- Để xác nhận/đính chính lại việc anh dốt không biết chữ mà lại đi mua kính, chê kính không tốt nên không xem được chữ. Ẩn sau đó có thể là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, trào phúng nhân vật anh chàng mua kính. ( đoạn: Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi: - Sao đôi nào cũng chê xấu cả? Anh ta đáp: - Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi! )

Câu 5:

- Thói học đòi (bắt chước, đua đòi) của con người.

Câu 6:

- Bài học ở đây là cần tìm hiểu căn nguyên của vấn đề chứ không nên bắt chước người khác. Hình thức bên ngoài không bao giờ có thể bao che cho sự yếu, kém của con người giống như anh chàng dốt kia học đòi chỉ vì nghĩ mua kính và mang (đeo) kính là có thể đọc được chữ. Anh dốt ta không hiểu vấn đề là do anh không biết chữ mà lại nghĩ chiếc kính là lí do của việc biết đọc chữ hay không và điều đó rất không nên. Tóm gọn lại, bài học của văn bản trên là không nên học đòi và cần phải biết bản chất của vấn đề và nguyên nhân của sự việc.

(nguyên nhân, vấn đề ở đây là anh dốt không hề biết rằng mình không biết chữ (dốt chữ) nên nhìn theo mấy cụ già mang kính là biết đọc được chữ nên nghĩ nếu mang kính mình cũng sẽ đọc được, vậy nên anh dốt ấy dù có thử hàng ngàn cái kính cũng chắc sẽ không bao giờ đọc được chữ.)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Xin lỗi bạn nha mik ko biết làm câu 3 và 4 xin lỗi bạn!! Chúc bạn học tốt Vote 5 sao ạ
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247