Bằng Việt là nhà nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, nhà thơ hiểu rõ sự gian khổ, nhọc nhằn của những gia đình trong kháng chiến.Tâm hồn thơ Bằng Việt được Lê Đình Kỵ nhận xét : “Có một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sây thẳm”. Nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, Bằng Việt đã từng bộc bạch :“Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Bằng Việt đã đem nỗi niềm nhớ bà dồn nén hết vào bài thơ “bếp lửa”, được tác giả đưa vào tập “hương cây - bếp lửa”. Đoạn thơ trên là dòng chảy của quá khứ, một thước phim tua chậm về tuổi thơ của nhà thơ trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn cảm xúc về bà, tác giả nhớ về bà, nhớ về cuộc đời gian khổ, vất vả của bà, để rồi viết nên những câu thơ :
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Vào một buổi sớm khi mặt trời vẫn còn lấp ló, sương vẫn còn bay mịt mù trong không gian, người cháu bất chợt thức dậy và nhìn thấy bà đang nhóm lửa. Mở đầu câu thơ là hình ảnh của “một bếp lửa”, hình ảnh ấy được nhà thơ điệp tới hai lần, xuất hiện ở đầu hai câu thơ khiến cho tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc của toàn bài. Viết về bếp lửa, Bằng Việt viết với giọng thơ sâu lắng, đong đầy những hoài niệm, bếp lửa đã đi vào tiềm thức, là một dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí của người cháu, và mỗi lần nghĩ về bếp lửa, người cháu lại có cảm giác nhói trong lòng. Phải chăng đằng sau bếp lửa còn có một hình ảnh nào khác nữa? Đó là người bà, hình bóng của người bà tần tảo thức khuya, dậy sớm để chăm sóc cháu khiến cho người cháu không thể nào quên, cháu vẫn luôn nhớ mãi cái hình bóng thân thương mà quen thuộc ấy, để khi cháu xa bà, hình bóng ấy vẫn luôn dai dẳng trong đầu cháu, và được gợi nhắc nhiều hơn qua hình ảnh của bếp lửa. Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam vào buổi sớm mai, nhất là vào mùa đông lạnh giá, bếp lửa mang lại hơi ấm, giúp con người xích lại gần nhau hơn, vì vậy, bếp lửa luôn ấm nóng là dấu hiệu của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy yêu thương. Hình ảnh bếp lửa được nhà thơ cảm nhận rõ bằng thị giác, ngọn lửa ẩn hiện trong làm sương sớm “chờn vờn”. Hình ảnh “chờn vờn” thật sống động , gợi nên một ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “chờn vờn” gợi nhớ, gợi thương đến hình dáng bập bùng của ngọn lửa, cái bập bùng của ngọn lửa trong căn bếp dường như không chỉ rạo rực vách tường mỗi sớm mai nào mà giờ đây còn là cái “chập chờn” trong lòng của người con xa quê. Bếp lửa chờn vờn hay ký ức đang chờn vờn sống dậy trong tâm trí người cháu?. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm người cháu mà còn sưởi ấm cả người đọc qua hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm”. Ở đây, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ láy tượng hình “ấp iu”. Ở câu thơ thứ hai này, nhiều người cho rằng “ấp iu” không được coi là từ láy”. Nhưng đây là một sự sáng tạo trong cách dùng từ của Bằng Việt, “ấp iu” là sự kết hợp tinh tế giữa hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, qua đó để gợi nên một bàn tay kiên nhẫn, một bàn tay khéo léo để thắp lên ngọn lửa sáng hồng, ngọn lửa được đốt lên khôgn chỉ bởi than, rơm mà còn là tấm lòng chi chút của, bà thương cháu, yêu cháu, bà không muốn cháu bị lạnh giữa mùa đông, bà muốn cháu có được một giấc ngủ ấm áp trọn vẹn, cảm động làm sao! Hình ảnh của bà trong “bếp lửa”gợi cho ta liên tưởng tới người bà của nhà thơ Xuân Quỳnh trong “tiếng gà trưa”, bà chắt chiu, nhẹ nhàng nhặt từng quả trứng với đôi tay khéo léo và đôn hậu :
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Cả hai bài thơ “bếp lửa” và “tiếng gà trưa” đều nói về tình cảm gia đình tha thiết, tình bà ấm áp thiêng liêng nhưng bài thơ “bếp lửa” không chỉ dừng lại ở đó mà bài thơ còn là dòng hồi ức của người cháu về bà, dòng hồi ức ấy không ngưng ùa về trong tâm trí kể cả khi người cháu đang sống xa nhà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu nắng mưa càng thắp lên trong lonhg người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ Một cách tự nhiên, hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng cảm xúc yêu thương, mãnh liệt trong lòng người cháu : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”Tình thương của cháu với bà được bộc lộ trực tiếp và giản dị. Cháu thương bà - lời thốt lên từ trái tim cháu thật chân thật,thật xúc động. Trong lòng của cháu đi xa trào dần lên những cảm xúc mãnh liệt, cháu thương bà lặng lẽ, âm thầm đi qua biết bao gian khó, biết bao nắng mưa. “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ khéo léo cho cuộc đời khổ cực, lao đao của bà, có lẽ lúc này, người cháu đã nhận thức được đôi vai gầy bà đã gánh gồng bao sương gió, tấm lưng còng đã đội bao nắng mưa, vì vậy mà cháu càng yêu bà nhiều hơn. Hai tiếng “thương bà” đi liền với tâm trạng xao xuyến, thương bà vì bà phải trải qua nhiều gian khó, vất vả, thương bà vì cuộc đời bà đầy cay đắng, thấm đậm sương muối. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia và bao hàm cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, phải chăng rằng đằng sau chữ “thương” là một lời cảm ơn âm thầm của cháu dành cho bà. Cảm ơn bà bà vì đã yêu thương cháu, nuôi nấng cháu, cảm ơn bà vì đã hi sinh để cháu có một bữa ăn no dù bà đã tuổi dưỡng già, cảm ơn bà vì đã luôn bên cạnh cháu, cho cháu hơi ấm của tình thương, cháu yêu bà, nhớ thương rất nhiều. Như vậy, với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm và nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Có thể coi đây là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ, từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa và bà và cả những kỉ niệm buồn vui khi ở bên cạnh bà. .Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh nổi bật và gắn bó mật thiết với nhau, nhòe lẫn trong nhau đó là “bà” và “bếp lửa”. Trong hồi tưởng của người cháu, hình ảnh bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Qua bao năm tháng, nắng mưa, bà vẫn nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời, trong mọi cảnh ngộ. Bếp lửa là biểu hiện cụ thể, đầy gợi cảm về sự tần tảo, sự chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu và những người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa ban ngày bà chăm chút. Bếp lửa còn gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Bếp lửa ấy cứ ám ảnh day dứt trong tâm trí, trong nỗi nhớ mà nhà thơ luôn trân trọng, gìn giữ. Chính vì điều đó, khi nghĩ đến bếp lửa, hình ảnh người bà nhân hậu lại hiện lên rất rõ trong tâm trí của nhà thơ.
Cả tuổi thơ cháu ở bên bà, khắc sâu trong tâm trí cháu là hình ảnh về bếp lửa, để rồi khi người cháu đi xa vẫn luôn hồi tưởng về bà, về những kì niệm được sống bên bà. Đó là kỷ niệm tuổi thơ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247